Thực trạng nhóm yếu tố bên trong (thuộc về cơ quan hải quan)

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. (Trang 104 - 106)

- Tổng chi phí về tài chính, thời gian, nhân lực khi thực hiện TTHQĐT so với tổng chi phí phải bỏ ra khi thực hiện

4. Cho phép thanh toán thuế, phí bằng phương thức

2.3.2 Thực trạng nhóm yếu tố bên trong (thuộc về cơ quan hải quan)

2.3.2.1 Tư duy nhận thức của lãnh đạo, công chức ngành hải quan về áp dụng TTHQĐT theo các chuẩn mực hải quan hiện đại

Trong giai đoạn năm 2005 đến 2009 đây là giai đoạn ngành hải quan bắt đầu tiến hành thí điểm hẹp TTHQĐT, nên nhận thức sự cần thiết thực hiện mới chỉ bắt đầu từ một số lãnh đạo cấp tổng cục, phần lớn lãnh đạo và cán bộ cấp địa phương còn rất hạn chế, thậm chí có những thời điểm còn chống đối, ngăn cản dẫn đến việc triển khai thí điểm gặp nhiều khó khăn, thách thức; nên cả giai đoạn chỉ triển khai TTHQĐT được tại 02 chi cục hải quan.

Tuy nhiên, từ năm 2009 đến nay với vào cuộc sự quyết liệt của cả hệ thống ngành hải quan từ cấp tổng cục đến địa phương, công tác triển khai TTHQĐT đã có sự đột phá, thay đổi với bước tiến nhảy vọt từ chỗ có 02 chi cục triển khai đến nay đã có 148 chi cục hải quan áp dụng và phủ kín phạm vi cả nước tại tất cả 34 cục hải quan.

2.3.2.2 Cơ cấu bộ máy, trình độ tổ chức

Việc củng cố, sắp xếp bộ máy tổ thức trong giai đoạn 2005 đến nay được quan tâm kịp thời; đặc biệt giai đoạn từ năm 2007 đến nay, Tổng cục Hải quan thành lập đơn vị chuyên trách triển khai TTHQĐT. Tại các cục hải quan đều thành

lập Ban chỉ đạo triển khai TTHQĐT và mỗi chi cục hải quan đều thành lập tổ, đội hỗ trợ triển khai TTHQĐT để tháo gỡ cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện.

Tuy nhiên, cơ cấu tổ chức và trình độ tổ chức bộ máy hiện nay đang bị phân tán với 33 cục, 174 chi cục hải quan và không có sự liên kết giữa các đơn vị hải quan với nhau. Sự phân tán này đang làm cho nguồn lực đầu tư, phương pháp tổ chức sắp xếp cán bộ, tính thống nhất tập trung trong chỉ đạo toàn ngành kém hiệu quả. Điều này đang ngày càng bộc lộ và dần cản trở, thách thức lớn cho quá trình Hải quan Việt Nam hoàn thiện TTHQĐT theo hướng áp dụng các chuẩn mực hải quan hiện đại.

2.3.2.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ khoa học công nghệ của các cơ quan hải quan

Nguồn lực từ ngân sách nhà nước được ngành hải quan tập trung đầu tư lớn cho hạ tầng phần cứng và hệ thống phần mềm trong quá trình thí điểm TTHQĐT và triển khai chính thức. Đồng thời huy động được sự giúp đỡ to lớn từ các tổ chức quốc tế như Ngân hàng thế giới, đặc biệt Chính phủ Nhật Bản đang viện trợ không hoàn lại trị giá 2,661 tỷ yên (tương đương 26,05 triệu USD) Hệ thống thông quan điện tử tự động, một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS). Đây là dự án lớn, với sự ủng hộ của hai Chính phủ Việt Nam – Nhật Bản cũng như của Tổ chức Hải quan thế giới tạo động lực lớn đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa hải quan Việt Nam.

2.3.2.4 Nguồn nhân lực của cơ quan hải quan

Trong giai đoạn từ năm 2005 đến nay, Hải quan Việt Nam đã được Tổ chức Hải quan thế giới và hải quan một số nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Pháp, Úc, Mỹ) đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ cán bộ nhằm thực hiện thành công hiện đại hóa hải quan với các nghiệp vụ hiện đại như: quản lý rủi ro, áp mã HS, trị giá hải quan, thông quan điện tử...

Bên cạnh đó, để nâng cao công tác thu thập thông tin nghiệp vụ tình báo hải quan, Việt Nam đã bắt đầu từ tháng 10/2013 cử cán bộ hải quan đầu tiên làm thường trực đại diện tại Tổ chức hải quan thế giới WCO và tiến tới đặt tại một số

nước như Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc. Tuy nhiên, nhìn chung phần lớn số cán bộ đang thực hiện nhiệm vụ trong ngành hải quan đều được đào tạo từ các cơ sở trong nước và chỉ trải qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan ngắn hạn dưới 6 tháng. Số lượng được bồi dưỡng nâng cao trình độ chiếm tỷ lệ rất thấp đã ảnh hưởng tới quá trình cải cách, ứng dụng kỹ thuật mới hiện đại hóa hải quan.

Điều này đang đặt ra thách thức lớn cho Hải quan Việt Nam khi áp dụng các công cụ quản lý hải quan tiên tiến theo các chuẩn mực hải quan hiện đại do thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên gia trong các lĩnh vực nghiệp vụ chuyên sâu như: giá, mã, quản lý rủi ro, tìn báo hải quan...thách thức này cần phải có sự chuẩn bị đào tạo đội ngũ nhân lực tốt hơn và trọng tâm hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ trên địa bàn thành phố Hải Phòng. (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)