Đối với người bán (Nhà xuất khẩu):

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của công ty COMA (Trang 34 - 37)

III. Một số điểm cần lưu ý khi kí kết, soạn thảo hợp đồng ngoại thương:

3. Đối với người bán (Nhà xuất khẩu):

- Nghiên cứu về năng lực tài chính, uy tín trên thị trường của đối tác. - Người đại diện ký hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân. - Đảm bảo nội dung của bản hợp đồng đầy đủ các điều khoản.

- Trong đó cần lưu ý một số điểm cơ bản:

Trường hợp bán bằng giá CIF, CIP, CFR: Yêu cầu người mua mở L/C với điều kiện “Không có miễn trách đối với người chuyên chở”.

Trong trường hợp bán theo giá: DAF, CIP, CPT, DDU, DDP: Hàng hoá có thể bị mất mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyển: Ngoài việc quan tâm đến việc thuê tầu, người bán nên mua bảo hiểm hàng hoá nhằm chia sẻ rủi ro.

Khi gửi hàng rời cho nhiều người mua cùng một lúc phải xác định được cụ thể số lượng đối với từng người mua. Nếu không xác định được thì việc chuyển giao rủi ro từ người bán sang người mua đối với các trường hợp bán theo giá CIF, CFR, FOB... là không thực hiện được như đối với trường hợp giành riêng.

Việc lập bộ chứng từ thanh toán cần lưu ý về tính logic của thời gian: ngày của chứng từ và ngày của Tín dụng thư – Các chứng từ phải được xuất trình trong thời gian quy định của Tín dụng thư hoặc không quá 21 ngày kể từ ngày giao hàng (thông thường ngày giao hàng được quy ước là ngày ký phát vận đơn) nếu tín dụng thư không ghi rõ thời gian xuất trình. Trường hợp này nếu tín dụng thư được phát hành quá muộn (ví dụ trên 21 ngày kể từ ngày giao hàng) mà không nói khác thì chứng từ trên sẽ bị Ngân hàng từ chối. Do vậy Giao hàng trước khi mở L/C, người bán có thể gặp rủi ro nếu người mua không chân thực hoặc vì lý do nào đó không mở Tín dụng thư hoặc mở quá muộn.

Trường hợp Tín dụng thư quy định rõ, cụ thể những điều cần thiết, tuần tự về yếu tố thời gian của các chứng từ thì người lập bộ chứng từ quan tâm đến thời gian lập các chứng từ theo quy định trong Tín dụng thư.

Mỗi quá trình mua bán hàng hóa khác nhau thì hợp dồng ngoại thương cũng khác nhau, khác về hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá cả, phương thức mua bán… Mỗi một điều khoản có thể bao hàm rất nhiều vấn đề phức tạp mà nếu ta không cẩn thận có thể làm đổ vỡ cả một hợp đồng giá trị, đối mặt với nguy cơ bị đối tác kiện ra pháp luật, gây thiệt hại cho toàn bộ doanh nghiệp. Thành công hay thất bại của quá trình thực hiện hợp đồng dựa rất nhiều trên quá trình soạn thảo hợp đồng.

Do vậy, công tác soạn thảo và ký kết hợp đồng ngoại thương là vô cùng quan trọng. Người làm công tác soạn thảo cần có kiến thức sâu rộng về nội dung của hợp đồng ngoại thương, nắm vững luật pháp thương mại quốc tế và đặc biệt cần rất cẩn thận trong quá trình nghiên cứu hợp đồng đi đến kí kết.

Tài liệu tham khảo

 Pháp luật và thông lệ quốc tế, pháp luật của Việt Nam về thương mại quốc tế - TS Trần Thị Hòa Bình.

Giáo trình giao dịch và đàm phán kinh doanh – GSTS Hoàng Đức Thân.

 Thông tin thu thập từ nguồn Internet: http://www.exportvietnam.googlepages.com http://www.vcci.com.vn

Một phần của tài liệu Tình hình hoạt động của công ty COMA (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(37 trang)
w