III. Một số điểm cần lưu ý khi kí kết, soạn thảo hợp đồng ngoại thương:
2. Đối với người mua (Nhà nhập khẩu)
- Nghiên cứu về năng lực tài chính, uy tín trên thị trường của đối tác; - Người đại diện ký hợp đồng phải là đại diện hợp pháp của pháp nhân
- Đảm bảo nội dung của bản hợp đồng đầy đủ các điều khoản; - Trong đó cần lưu ý một số điểm cơ bản:
Hàng hoá cần được chi tiết, cụ thể về số lượng chủng loại, quy cách, chất lượng, tính đồng bộ của sản phẩm, yêu cầu kỹ thuật, xuất sứ hàng hoá... (được xác định bằng các giấy chứng nhận do cơ quan có thẩm quyền xác nhận - những nội dung này nên cụ thể trong hợp đồng).
Giá cả hàng hoá, giá trị hợp đồng: Cần được xác định cụ thể và đầy đủ theo cơ cấu giá bởi sự thoả thuận điều kiện thương mại.
Phương thức thanh toán: Trường hợp thanh toán thẳng (TTr) chỉ nên áp dụng trong các trường hợp đối tác có quan hệ thường xuyên, hai bên có hiểu biết về nhau hoặc áp dụng trong trường hợp nhận hàng trước khi thanh toán.
Trường hợp thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ (L/C) thì người mua cần lưu ý:
Yêu cầu người bán mở thư bảo lãnh thực hiện hợp đồng từ (thông thường tối đa là 10% giá trị hợp đồng);
Quy định bộ chứng từ: Ngoài việc quan tâm đến và quy định cụ thể trong hoá đơn thương mại, vận đơn, chứng từ bảo hiểm yêu cầu ghi rõ người hưởng, các chứng từ khác liên quan đến chất lượng, xuất xứ hàng hoá cần xác định rõ trong tín dụng thư về nơi phát hành và nội dung diễn đạt hoặc dữ liệu của chúng - Điều 21 – UCP 500 quy định Ngân hàng sẽ chấp nhận các chứng từ này như xuất trình miễn là nội dung dữ liệu của chúng không mâu thuẫn với các chứng từ khác. Ngoài ra việc quy định về chứng từ vận tải cũng cần được xem xét cân nhắc lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế của hợp đồng nhập khẩu, loại hàng hoá nhập khẩu...
Trường hợp ký hợp đồng theo giá CIF, CFR: Trong hợp đồng cần phải có điều khoản quy định thuê tầu trong đó quan tâm đặc biệt là : Tuổi
tầu; các giấy tờ đăng ký tầu, chủ tầu (năng lực của chủ tầu). Tuy nhiên trong trường hợp này nên quy định rõ trong hợp đồng thương mại, tín dụng thư về điều khoản của Vận đơn (vận đơn đường biển) phải có điều khoản “Identity Clause” (Bất cứ ai là người chuyên chở, nhưng chủ tầu vẫn phải chịu trách nhiệm về hàng hoá). Đồng thời cũng yêu cầu người bán cung cấp cho người mua một bản sao hợp đồng thuê tầu.
Trường hợp ký hợp đồng theo giá CIF, CIP ngoài việc quy định về thuê tầu cần phải quy định rõ trong hợp đồng, tín dụng thư về Bảo hiểm: Mức bảo hiểm (mức bảo hiểm tối thiểu không phù hợp với việc bán hàng công nghiệp chế tạo do mất cắp, mất trộm chi tiết hoặc bốc dỡ không đúng yêu cầu..., do đó người mua có quyền yêu cầu người bán mua mức bảo hiểm lớn hơn mức tối thiểu, người hưởng lợi từ Bảo hiểm (người mua), nơi thanh toán bảo hiểm (khi có rủi ro xảy ra) - thường quy định thanh toán tại nước của người mua.
Trường hợp ký hợp đồng theo giá CFR, FOB (giá FOB do người mua thuê tầu do vậy không phải quy định về thuê tầu trong hợp đồng thương mại) ngoài việc quy định về thuê tầu, người mua cần phải ký hợp đồng bảo hiểm hàng hoá – vì chính lợi ích của bản thân.