Chỉ số nhu cầu điều trị các loại khớp cắn theo giới và tuổi

Một phần của tài liệu nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng mặt ở trẻ em 12 đến 15 tuổi tại viêng chăn lào (Trang 51 - 53)

Chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng ở khớp cắn loại I (bảng 3.4,3.5), trong 5 mức độ, có 187/300 trường hợp. Nếu so sánh để tìm mối liên quan giữa hai nhóm giới nam và nữ với chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng miệng ở khớp cắn loại I: trong mức độ 1, mức độ 2, mức độ 4 và mức độ 5, có tỷ lệ nữ cao hơn nam, trong đó, có mức độ 3 tỷ lệ nam cao hơn nữ. So sánh theo tuổi ở khớp khớp cắn loại I: 12 và13 tuổi có tỷ lệ nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng miêng cao hớn 14 và 15 tuổi, trong đó mức độ 2 và mức độ 5 có tỷ lệ cao hơn mức độ 1, mức đô 3 và mức độ 4.

Chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng ở khớp cắn loại II (bảng 3.6,3.7), trong 5 mức độ, có 43/300 trường hợp. Nếu so sánh để tìm mối liên quan giữa hai nhóm giới nam và nữ với chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng miệng ở khớp cắn loại II: trong mức độ 1, mức độ 2, mức độ 3 và mức độ 5, có tỷ lệ nữ cao hơn nam, trong đó, có mức độ 4 tỷ lệ nam cao hơn nữ. So sánh theo tuổi ở khớp khớp cắn loại II: 12 tuổi, 14 tuổi và 15 tuổi có tỷ lệ nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng miệng cao hơn 13 tuổi, trong đó mức độ 1, mức độ 3 và mức độ 5 có tỷ lệ cao hơn mức độ 2, và mức độ 4.

Chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng ở khớp cắn loại III (bảng 3.8,3.9), trong 5 mức độ, có 70/300 trường hợp. Nếu so sánh để tìm mối liên quan giữa hai nhóm giới nam và nữ với chỉ số nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng miệng ở khớp cắn loại III: trong mức độ 1, mức độ 2, mức độ 4 và mức độ 5, có tỷ lệ nữ cao hơn nam, trong đó, có mức độ 3 tỷ lệ nam cao hơn nữ. So sánh theo

tuổi ở khớp khớp cắn loại III: 13 tuổi, 14 tuổi có tỷ lệ nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng miệng cao hơn 12 tuổi và 15 tuổi, trong đó mức độ 2, mức độ 4 có tỷ lệ cao hơn mức độ 1, mức độ 3 và mức độ 5.

Kết luật: sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê: p > 0,05.

Các loại lệch lạc thường gặp là vẩu hàm, lùi hàm dưới, khớp cắn ngược vùng cửa, khấp khểnh răng, khe thưa vùng răng cửa, kém phát triển hàm trên đặc biệt thường hay gặp ở trẻ khe hở môi-vòm miệng....Tất cả các lệch lạc trên nếu được điều trị kịp thời sẽ đem lại hiệu quả cao về mặt thẩm mỹ và chức năng. Đồng thời các loại biến dạng trầm trọng của xương hàm và răng cũng cần có sự phối hợp chặt chẽ trong điều trị giữa các bác sỹ nắn hàm và bác sỹ phẫu thuật thẩm mỹ để đem lại một khuôn mặt và hàm răng hoàn thiện nhất cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó chỉnh nha còn hỗ trợ thành công cho điều trị nha khoa khác như: rối loạn khớp thái dương hàm, sang chấn khớp cắn, răng thưa do bệnh nha chu gây nên, nhằm kiểm soát các bệnh răng miệng hay hỗ trợ chuyên khoa phục hình như kéo răng lại đúng vị trí để làm phục hình cổ định, tháo lắp hoặc để đặt Implant; kéo dài thân răng để bộc lộ phần mô răng còn tốt làm phục hình; sắp xếp lại vị trí các răng phía trước để làm phục hình thẩm mỹ đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng mặt ở trẻ em 12 đến 15 tuổi tại viêng chăn lào (Trang 51 - 53)