Tình trạng lệch lạc khớp cắn chung

Một phần của tài liệu nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng mặt ở trẻ em 12 đến 15 tuổi tại viêng chăn lào (Trang 48 - 50)

Qua nghiên cứu lấy mẫu (300 học sinh), đo đạc, phân loại thấy kết quả lệch lạc khớp cắn ở trẻ em lứa tuổi 12-15 ở trường học cơ sở Nôn sa át thủ đô Viêng Chăn Lào, nhận thấy tỷ lệ khớp cắn loại I là 63%, loại II là 14%, loại III là 23%. So với nghiên cứu của Hoàng Thị Bạch Dương[3] tỷ lệ khớp cắn I là 39%, loại II là 43% và loại II là 9%, tỷ lệ khớp cắn loại I và loại II của chúng tôi là cao hơn, nhưng tỷ lệ khớp cắn loại II của chúng tôi là thấp hơn. So với nghiên cứu của Bộ môn răng trẻ em và nắn chỉnh răng trường Đại học nha khoa Nairobi Kynya (1996) tỷ lệ lệch lạc khớp cắn chiếm 72% trong đó 93% là khớp cắn loại I, tỷ lệ này cao hơn nghiên cứu của chúng tôi. Tỷ lệ sai khớp cắn ở người Việt Nam trong độ tuổi 17- 27, theo nghiên cứu của Đống Khắc Thẩm và Hoàng Tử Hùng, năm 2000 [1], khớp cắn loại I là 71,3%, loại II là 7%, loại III là 21,7%. Tỷ lệ sai khớp cắn: 83,2% dân số, tỷ lệ răng chen chúc: 49,2% dân số. Nghiên cứu của Đỗ Quang Trung và Hoàng Việt Hải,

nghiên cứu lứa tuổi 18-25 nhận thấy tỷ lệ khớp cắn loại I là 61,25%, loại II là 12,75%, loại III là 15,5%, cho thấy tỷ lệ sai khớp cắn giảm xuống phù hợp theo Houston WJB[23] là khớp cắn sẽ có sự thay đổi theo thời gian, đặc biệt là giai đoạn hàm răng hỗn hợp. Sau đó, khi các răng vĩnh viễn đã mọc hoàn toàn, khớp cắn tương đối ổn định và ít thay đổi do đó nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ sai khớp cắn cao hơn các nghiên cứu khác,vì chúng tôi nghiên cứu ở lứa tuổi 12-15 là tuổi đang mọc răng hoàn toàn.

Theo kết quả ở (bảng 3.3): Khớp cắn loại I có 187/300 trường hợp, trong đó 12-13 tuổi chiếm tỷ lệ bằng nhau 28,3%; 14 tuổi chiếm tỷ lệ 27,3%; 15 tuổi chiếm tỷ lệ 16,3%. Khớp cắn loại II có 43/300 trường hợp, trong đó 13 và 15 tuổi chiếm tỷ lệ bằng nhau 18,6%; 12 tuổi chiếm tỷ lệ 32,6%; 14 tuổi chiếm tỷ lệ 30,2%. Khớp cắn loại III có 70/300 trường hợp, trong đó 12 tuổi chiếm tỷ lệ 25,7%; 13 tuổi chiếm tỷ lệ 30,0%; 14 tuổi chiếm tỷ lệ 25,7%; 15 tuổi chiếm tỷ lệ 18,6%.

Khớp cắn của bộ răng sữa được thiết lập hoàn chỉnh vào khoảng 3 tuổi. Khớp cắn này sẽ duy trì và phát triển liên tục cho đến khoảng 5 tuổi. Ở thời điểm này các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc. Khoảng thời gian từ 3-5 tuổi là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với sự mọc và phát triển của các răng vĩnh viễn thay thế[8]. Trong mối quan hệ của răng vĩnh viễn với răng sữa để đạt các loại khớp cắn, trải qua sự phát triển của hai yếu tố: một cách bình thường thì việc chăm sóc cho hàm răng sữa được tốt là yếu tố quyết định, nếu hàm răng sữa chăm sóc không tốt, răng sâu không được điều trị hoặc điều trị không đúng sẽ ảnh hưởng đến tổ chức xung quanh răng, thậm chí gây mất răng sớm sẽ gây ra hiện tượng di gần, điển hình nhất là sự di gần của răng hàm lớn thứ nhất, làm mất khoảng “leeway space” và gây ra sự lệch lạc răng sau này ở hàm răng vĩnh viễn. Hai là răng thay quá sớm hoặc quá muộn so với thời điểm thay răng cũng góp phần gây nên sự lệch lạc của hàm răng vĩnh viễn thay thế nó. Hiện tượng này hay gặp ở vùng răng cửa, răng hàm nhỏ,

răng nanh. Răng sữa chậm thay làm răng vĩnh viễn mọc sai vị trí bình thường của nó.

Ngày nay, phân loại khớp cắn của Angle được dùng rộng rãi để mô tả các loại sai khớp cắn, tương quan răng cối hai hàm, tương quan hai xương, kiểu tăng trưởng, và phương pháp điều trị. Tuy nhiên, phân loại khớp cắn của Angle có những nhược điểm sau: chỉ chú ý đến tương quan răng cối theo chều trước sau. Không nhận ra sự bất ổn định của răng cối lớn vĩnh viễn thứ nhất hàm trên. Không chú ý đến yếu tố xương hàm và nét mặt nhìn nghiêng. [1]

Bàn luận về nguyên nhân góp phần tích cực gây các lệch lạc khớp cắn chúng ta không bỏ qua các nguyên nhân được chia thành 3 yếu tố [30], [34], [31], [11]: yếu tố môi trường, yếu tố di truyền và các yếu tố khác.

Tỷ lệ lệch lạc khớp cắn của trẻ em lứa tuổi 12-15 ở trường học cơ sở

Nôn sa át cao (CLI= 63%, CLII=14; CLIII=23%) liệu đây có phải là hậu quả

của việc chăm sóc răng miệng ban đầu chưa tốt không?

Trên thực tế chúng tôi thấy rằng Trường học cơ sở Nôn sa át không có phòng y tế riêng để chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, chỉ có bệnh viện đa khoa gần trường học cơ sở khoảng 3 km. Ở bệnh viện có ghế khám chữa răng, nhưng còn thiếu cán bộ y tế có trình độ. Bác sỹ đa khoa và hai Bác sỹ nha khoa phải đảm nhận làm việc chăm sóc răng miệng cho cả huyện nên không thể đảm bảo chăm sóc tốt cho tất cả trẻ em.

Một phần của tài liệu nhận xét tình trạng lệch lạc khớp cắn và nhu cầu điều trị nắn chỉnh răng mặt ở trẻ em 12 đến 15 tuổi tại viêng chăn lào (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w