NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XKLĐ – GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT.

Một phần của tài liệu XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập KTQT (Trang 37 - 42)

– GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KTQT.

1. Một số giải pháp pháp lý nhằm thúc đẩy xuất khẩu lao động.- đưa nhiệm vụ xuất khẩu lao động vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã - đưa nhiệm vụ xuất khẩu lao động vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và kế hoạch hàng năm để trình quốc hội.

- nghiên cứu ban hành một quy trình làm thủ tục xuất nhập cảnh riêng cho người lao động xuất khẩu.

- xây dựng cơ chế cho vay tín dụng từ các nguồn vốn quốc gia giải quyết việc làm, quỹ xoá đói giảm nghèo và các nguồn vốn khác để cho các đối tượng nghèo và các đối tượng chính sách vay với lãi xuất ưu đãi.

- sửa đổi bổ sung chế độ bảo hiểm đối với người đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, cũng như cácchính sách, chế độ đối với người hoàn thành hợp đồng lao động về nước.

- ban hành các chính sách, chế độ thưởng phạt nghiêm minh đối với mọi đối tượng có liên quan đến hoạt động xuất khẩu lao động.

- cần có các chính sách về dịch vụ, văn hoá để phục vụ cộng đồng lao động ở nước ngoài và giao cho cơ quan chức năng hiện nay là bộ văn hoá kết hợp với đại xứ quán ở các nước có lao động việt nam làm việc thực hiện.

- cần có chính sách hỗ trợ các tổ chức xuất khẩu lao động trong việc đào tạo, giáo dục định hướng người lao động xuất khẩu.

- thành lập hiệp hội xuất khẩu lao động để các tổ chức xuất khẩu lao động đi làm việc ở nước ngoài có sự phối hợp chặt chẽ với nhau và bảo vệ quyền lợi cho nhau.

- hoàn thiện hệ thống quản lý xuất khẩu lao động.

2. Giải pháp tổ chức thực hiện XKLĐ của Việt Nam – giải pháp tạo việc làm trong tiến trình hội nhập KTQT. việc làm trong tiến trình hội nhập KTQT.

Củng cố và phát triển thị trường lao động ngoài nước: trước tiên đó là đẩy mạnh đàm phán và ký kết các hiệp định và thỏa thuận song phương về lao động với các nước có thị trường lao động tiềm năng.

Chính phủ thực hiện tốt vai trò quản lý hoạt động XKLĐ và ban hành các chính sách để thúc đẩy hoạt động lao động XKLĐ, thanh tra kiểm tra hoạt động XKLĐ của các doanh nghiệp.

Duy trì quan hệ ngoại giao hữu nghị hợp tác với các nước, đại sứ quán của Việt Nam tại các nước có nghĩa vụ cung cấp thông tin đầy đủ chính xác về lao động và thị trường lao động Việt Nam cho các cơ quan chức năng của nước sở tại.

Mở các lớp, khóa học đào tạo nâng cao ý thức và tay nghề và trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài để giảm dần tình trạng lao động bỏ việc,trốn việc. Giáo dục ý thức và tinh thần trách nhiệm của người lao động đi làm việc. Nâng cao uy tín của các doanh nghiệp và sức cạnh tranh của hàng hóa sức lao động Việt Nam.

Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ hoạt động đạt hiệu quả cao. Có những chính chiến lược, kế hoạch XKLĐ, thúc đẩy hoạt động nghiên cứu thị trường, đồng thời phải có những thỏa thuận đảm bảo lợi ích cho người lao động đi làm việc nước ngoài

KẾT LUẬN

Qua quá trình nghiên cứu về vấn đề XKLĐ và chuyên gia trong tiến trình hội nhập KTQT của nước ta thấy chất lượng lao động của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới mặc dù chất lượng lao động đã ngày một nâng cao. Điều này gây cản trở lớn đối hoạt động XKLĐ, làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa sức lao động Việt Nam trên thị tường quốc tế. Chính vì vậy Đảng và nhà nước cần có những chiến lược, chính sách và giải

pháp để tăng cường công tác quản lý và hiệu quả của hoạt động XKLĐ. Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Với những giải pháp trên mong rằng hoạt động XKLĐ sẽ đạt được những kết quả to lớn trong thời gian tới. Qua đây em xin chân thành cảm ơn PGS. TS Trần Thị Thu, các thầy cô và các bạn sinh viên lớp Kinh tế Lao động đã giúp đỡ em hoàn thành đề án này.

Trong quá trình thực hiện đề tài, do kiến thức còn có hạn nên không tránh khỏi những thiếu xót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Đỗ Đức Bình – Nguyễn Thường Lạng (2002 )- Giáo trình Kinh tế quốc tế - NXB Lao động Xã hội, 2002.

2. Giáo trình Kinh tế Lao động ( 1991) – NXB Lao động, 1991. 3. Hiệp hội XKLĐ Việt Nam – Bản tin số 10, tháng 4/2006 4. Hiệp hội XKLĐ Việt Nam – Bản tin số 11, tháng 6/2006

5. Luận văn thạc sĩ “ nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của XKLĐ Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT”

6. PGS . TS Trần Thị Thu ( 2003) – Tạo việc làm cho người lao động nữ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa – NXB Lao động, 2003

7. PGS . TS Trần Thị Thu ( 2006) – Nâng cao hiệu quả quản lý XKLĐ của các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay – NXB Lao động, 2006.

8. Tạp chí Lao động và Xã hội số 292 ( từ 1 – 15/8/2006), trang 2 – 5

9. Tạp chí Lao động và Xã hội số 300 ( từ 1 – 15/12/2006), trang 11 -12; trang 13 – 14.

10.Tạp chí Lao động và Xã hội số 303 ( từ 16 – 31/1/2007), trang 9 – 11,21; trang 13 – 14.

11.Tạp chí Lao động và Xã hội số 310 ( từ 1 – 15/5/2007), trang 49 – 51. 12.Việc làm ngoài nước số 1/ 2005 – Cục quản lý lao động ngaoif nước, Bộ

Lao động – Thương binh và Xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

13.Việc làm ngoài nước số 5/ 2004 – Cục quản lý lao động ngaoif nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

14.Việc làm ngoài nước số 6/ 2004 – Cục quản lý lao động ngaoif nước, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

Một phần của tài liệu XKLĐ – giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập KTQT (Trang 37 - 42)