2. Quan điểm nâng cao hiệu quả của công tác XKLĐ Việt Nam - giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập KTQT. giải pháp tạo việc làm cho người lao động trong tiến trình hội nhập KTQT.
Việc nâng cao hiệu quả của hoạt động XKLĐ Việt Nam cần phải dựa trên những quan điểm chủ yếu sau:
- XKLĐ góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập KTQT.
- XKLĐ phải đảm bảo giải quyết việc làm ngoài nước cho số lượng lớn lao động , nhất là lao động phổ thông và lao động nông thôn.
- XKLĐ phải nhằm nâng cao thu nhập của người lao động; tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua các khoản phí dịch vụ góp phần tăng nhanh tổng sản phẩm trong nước, tổng thu nhập quốc gia, tăng dự trữ ngoại tệ, góp phần xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân.
- XKLĐ phải đảm bảo số lượng và chất lượng lao động theo yêu cầu của các nước sử dụng lao động.
- XKLĐ góp phần khám phá và tiếp cậ các bí quyết công nghệ trong sản xuất, kinh doanh, quản lý phục vụ cho chiến lược “ đi tắt, đón đầu” trong một số lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế.
- XKLĐ góp phần hình thành và phát triển cộng đồng Việt Nam trên phạm vi toàn cầu và tăng cường sự hợp tác vì phát triển giữa Việt Nam và các nước.
- XKLĐ phải đa dạng về hình thức với nhiều thành phần kinh tế tham gia đến mọi quốc gia và vùng lãnh thổ với mọi ngành nghê mà không làm ảnh hưởng đến giá trị và nhân phẩm của con người Việt Nam.
3. Định hướng chính và chủ yếu trong thời gian tới.
Định hướng chính: xác định hoạt động XKLĐ và chuyên gia là một hoạt động quan trọng có tính chiến lược lâu dài trong việc giải quyết việc làm cho người lao động; tăng cường đầu tư để hoạt động XKLĐ được phát triển và ngày càng mở rộng ra thị trường các nước khác tiềm năng.
Định hướng chủ yếu: mở rộng thị trường ra các nước có nhu cầu, mở rộng và nâng cao hiệu quả của hoạt động đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của các nước, tăng nguồn thu cho ngân sách và thu nhập của người lao động.
4. Mục tiêu.
Trong giai đoạn tới mục tiêu đạt ra đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập KTQT là ngày càng mở rộng hoạt động XKLĐ sang các nước, tiếp tục duy trì tốt thị trường lao động ngoài nước sẵn có, đồng thời vươn ra nghiên cứu các thị trường mới đầy tiềm năng như các nước Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc,… Mục tiêu năm 2007 đưa được 80 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài, đồng thời tăng cường công tác quản lý hoạt động XKLĐ để đạt hiệu quả cao nhất.