Giá trị tâm linh

Một phần của tài liệu khai thác cụm đền và lễ hội đền tại tràng kênh – minh đức – thủy nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 51 - 53)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ):

2.6.3 Giá trị tâm linh

Cuộc sống càng trở nên gấp gáp hơn bởi những guồng quay của đồng tiền của những sự bon chen đấu tranh vì lợi ích của bản thân mình mà người ta bỏ qua những giá trị nên có trong cuộc sống. Và đôi lúc khi giật mình nhìn lại bỗng nhiên ta thấy sao ta lạc lõng giữa cuộc đời, sao tâm hồn ta lại trở nên khô cằn đến vậy... và những lúc như thế ta cần một không gian yên tĩnh, một không gian lắng đọng đủ để cho ta bình tâm và suy xét lại mọi chuyện, để biết được ta đang đi về đâu! Và bên cạnh những ngôi chùa thì đền chính là một nơi như vậy. Đền không chỉ có sự thanh bình vốn có của chốn thờ tự mà đây còn là nơi vô cùng

linh thiêng bởi đối tượng được thờ trong các ngôi đền đều là đấng được dân làng vô cùng sùng bái.

Đền là nơi để mỗi người có thể dãi bày và trải lòng mình, là nơi để người dân gửi gắm vào đó những ước nguyện: mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cầu sức khỏe, cầu bình an, cầu buôn may bán đắt. Cũng bởi những điều đó mà đền có giá trị tâm linh sâu sắc không thể thay đổi được.

Đối với cụm đền tại khu di tích Tràng Kênh Minh Đức Thủy Nguyên ai ai cũng cảm nhận được giá trị này. Bởi ngay từ ban đầu khi chưa có đền thờ đức vua Lê Đại Hành, đền thờ Ngô Quyền, đền thờ Trần Hưng Đạo hay đền thờ Trần Quốc Bảo thì người ta đã biết tôn thờ đối tượng rất siêu nhiên vô hình mà họ cho rằng những đối tượng đó vẫn ngày ngày dõi theo và giúp họ trong công cuộc mưu sinh.

Để tìm hiểu thêm về vị trí của ngôi đền trong đời sống của người dân địa phương tác giả đã tiến hành cuộc phỏng vấn điều tra nhỏ theo hình thức bảng hỏi đối với 30 người dân sống trên địa phận thị trấn Minh Đức. Những người được hỏi đều là những người có độ tuổi trên 18 và có nghề nghiệp khá đa dạng.

Khi được hỏi bạn có biết về đối tượng được tôn thờ tại các ngôi đền ở Tràng Kênh không? Có 33% số người được hỏi trả lời là có, còn lại là những người trả lời không biết hoặc họ cũng không quan tâm. Như vậy có thể thấy những người dân ở đây cũng như phần nhiều những người Việt đi lễ, thường thì có rất ít người quan tâm đến đối tượng được thờ cúng hay nguồn gốc của ngôi đền đó mà họ thường đi theo phong trào hay đơn giản thấy người ta bảo hay thì đến. Tuy nhiên cũng có số ít những người đi lễ một cách tích cực hơn, chủ động tìm hiều về thông tin điểm đến.

Khi được hỏi bạn đến các ngôi đền này bao nhiêu lần trong năm? 100% những người được hỏi đều trả lời “nhiều hơn 3 lần”. Điều đó chứng tỏ những ngôi đền ở đây đã gắn bó với đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.

Khi được hỏi “bạn đến các ngôi đền vào dịp nào?” . có tới 83% số người được hỏi trả lời “bất cứ dịp nào”, 14% chọn “ngày rằm, mùng một” còn lại 3% chọn “ngày hội ngày lễ”. Như vậy có thể thấy những ngôi đền ở đây đã đi sâu

vào tiềm thức và tâm linh của người dân nơi đây. Bất cứ là việc lớn nhỏ họ đều đến đền làm lễ và cầu xin sự đồng ý, sự ủng hộ của các đối tượng được thờ tại các ngôi đền.

Khi được hỏi “bạn thường cầu xin gì khi là lễ tại đền?”. 21% trả lời “công danh”, 27% trả lời “tài lộc”, 27% trả lời “tình duyên”, còn lại trả lời “con cái”. Như vậy càng có thể khẳng định vai trò của các ngôi đền trong đời sống tâm linh của người dân địa phương. Bất cứ điều gì mà họ muốn có được họ đều cầu xin thần thánh tại các ngôi đền này.

Khi được hỏi “bạn có tin vào sự linh thiêng của các ngôi đền này không?” . có 66% trả lời “có”, còn lại trả lời “không rõ”. Hầu hết những người được hỏi đều tin tưởng vào sự linh thiêng của những ngôi đền này, điều đó cũng dễ hiểu bởi tất cả những công việc lớn nhỏ trong đời sống sinh hoạt cá nhân hay tập thể đều được họ chia sẻ với các vị thần, các đối tượng được thờ tại các ngôi đền. số còn lại vẫn chưa thực sự tin tưởng mà vẫn ở mức bán tín bán nghi.

Qua cuộc phỏng vấn nhỏ đó chúng ta có thể thấy rẳng vai trò và vị trí của các ngôi đền ở Tràng Kênh trong đời sống tâm linh của người dân địa phương. Đây thực sự là nơi gửi gắm niềm tin, mơ ước, thể hiện khát vọng của người dân địa phương. Họ tin vào sự linh thiêng và ứng nghiệm của những ngôi đền nơi đây, tin vào sự phù hộ của các vị thánh, của đối tượng được thờ tại các ngôi đền để từ đó hình ảnh của các ngôi đền này ăn sâu vào tiềm thức và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống, trong sinh hoạt của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu khai thác cụm đền và lễ hội đền tại tràng kênh – minh đức – thủy nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 51 - 53)