Đền thờ đức vua Lê Đại Hành

Một phần của tài liệu khai thác cụm đền và lễ hội đền tại tràng kênh – minh đức – thủy nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 41 - 43)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ):

2.4.2 Đền thờ đức vua Lê Đại Hành

Nằm trong quần thể di tích và danh thắng Tràng Kênh đền thờ đức vua Lê Đại Hành được xây dựng để tưởng nhớ công đức của Lê Đại Hành và các tướng sĩ đã có công trong việc lãnh đạo và anh dũng chiến đấu đẩy lúi quân Đại Tống phương Bắc. Đền thờ đức vua Lê Đại Hành gắn với chiến thắng oanh liệt năm 981. Ngôi đền được khởi công xây dựng vào năm 2009.

Nói về nguồn gốc của ngôi đền thì nó cũng gắn với một câu chuyện tâm linh khá là lý thú. Truyện kể rằng vào khoảng thời gian trước năm 2009 thì đội tuyển bóng đá của nhà máy xi măng Hải Phòng đá trận nào cũng thất bại và đội bóng cảm thấy rất là thất vọng. Nghe nói ngôi đền Tràng Kênh nổi tiếng linh thiêng nên đội bóng này đã đến đền dâng hương để cầu xin may mắn. Có điều trùng hợp đó là vào dịp đó thì đoàn tâm linh của cậu Liên cũng về với khu di tích để dâng hương. Và khi đi qua gốc đa nơi mà ngày nay có đền của đức vua Lê Đại Hành thì cậu Liên thấy có bóng của ai đó đứng mãi không rời. Khi được hỏi thì người đó tự xưng là đức vua Lê Đại Hành. Ông nói đã ở đó lâu lắm rồi nhưng không ai biết đến cũng không hề thờ tự. Nay đội bóng muốn thắng trận thì phải lập đền thờ. Câu chuyện tưởng chừng như khá là phi lý đó nhưng đội bóng lại tin tưởng và lập môt một ngôi miếu nhỏ để thờ trước khi xây dựng ngôi đền khang trang như ngày nay. Công ty cổ phần Trung Thủy, các doanh nghiệp, cán bộ công nhân viên chức xi măng Hải Phòng cùng với nhân dân thập phương đã phát tâm công đức xây dựng đền thờ Đức Vua Lê Đại Hành. Sau đó vào tháng 6/2009 ngôi đền được khởi công xây dựng. Một điều khá là đặc biệt đó là khi người ta tiến hành xẻ núi để làm đền đất đá rơi rớt và người ta chỉ dùng 1 cái ô để che cái miếu nhưng không hề có vật gì rơi vào ngôi miếu đó. Và cũng từ

khi dựng ngôi đền thì đội bóng xi măng Hải Phòng đá trận nào thắng trận đó. Chẳng biết là may mắn hay trùng hợp ngẫu nhiêu nữa nhưng ai nấy đều lấy làm lạ về những chiến tích đó. Ngôi đền xây dựng vỏn vẹn trong vòng 3 tháng thì hoàn thành. Cũng kể từ câu chuyện đó mà người ta thêm tin tưởng vào sự linh thiêng của ngôi đền này.

Đền được xây dựng bằng gỗ lim, thiết kế theo kiểu chức Đinh. Gồm các khu: bên trong là cung cấm có đặt tượng đồng của Đức Vua cao 1,76m, nặng 1,2 tấn, một bên thờ thái hậu Dương Vân Nga, một bên thờ cung phủ vương mẫu; trung đường thờ quan quân tướng sĩ, bên hữu thờ chư vị quan văn, bên tả thờ chư vị quan võ. Trên ban thờ có đặt lư hương và bát hương lớn, biểu tưởng của những búp sen bông sen vàng lấp lánh làm tăng sự lộng lẫy cho gian thờ. Hai phía ngoài của gian trung đường là hình ảnh của giàn chấp kích. Gian ngoài cùng là nơi đặt những vật lễ của những vị khách có tâm hay người dân trong làng. Hai bên của gian thờ là hình ảnh rùa đội hạc ngậm bông sen. Phía trước đền là sân tế lễ rộng 300m2

. Cổng đền được thiết kế theo kiểu cổng cung đình bằng đá xanh nguyên khối cao 10m với các đường nét chạm khắc tinh xảo. Phía trên tứ trụ là hình ảnh của những búp sen vươn lên giống như người dân Việt luôn ngẩng cao đầu chẳng hề khuất phục, phía dưới là hình ảnh của những con rồng uốn lượn quấn lấy những cột đá. Trên mỗi cột đá là hình ảnh của những chú sư tử nằm phục và hai bên cổng đền là hình ảnh của hai chú voi lớn nằm hai bên như muốn canh giữ cho đức vua được yên nghỉ đời đời kiếp kiếp.

Bao quanh đền là những bức tường đá thấp với những chiếc cột nhỏ đục đẽo hình ảnh của thân trúc thân tre rất đẹp mắt.

Đền thờ đức vua Lê Đại Hành trong quần thể khu di tích và danh thắng Tràng Kênh là ngôi đền đầu tiên mà chúng ta sẽ được chiêm bái khi bước vào quần thể di tích và thắng cảnh Tràng Kênh với cảnh quan khá đẹp được tạo bởi những cây xanh và phía trước đền là hình ảnh của dòng sông Bạch Đằng anh dũng tạo cho du khách một cảm giác vừa linh thiêng vừa rất thoải mái “sơn thủy hữu tình” khi bắt đầu hành trình khám phá quần thể di tích Tràng Kênh.

Một phần của tài liệu khai thác cụm đền và lễ hội đền tại tràng kênh – minh đức – thủy nguyên phục vụ phát triển du lịch (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)