PHẦN KIẾN NGHỊ.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất trồng Tiêu trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 92)

- Đơn giá bán bình quân 1.000đ 53.600 Gía năm

2. Sản lượng tiêu (Y) Kg 08

PHẦN KIẾN NGHỊ.

1. Đối với những nghiên cứu tiếp theo

Do còn nhiều hạn chế về thời gian và kinh phí và kỹ năng phân tích, đề tài vẫn còn tồn tại một số các yếu điểm như sau: Việc thu thấp số liệu vẫn còn hạn chế về số lượng các quan sát (mới chỉ dừng lại 150 quan sát và sử dụng để phân tích là 131 quan sát); việc phân tích sự biến động giá của các yếu tố đầu vào trong sản xuất, giá của đầu ra (giá tiêu) mới chỉ được thực hiện một cách độc lập

theo một chiều, chưa có sự lồng ghép về sự biến động giá của hai loại yếu tố này do đó chưa thấy rõ được một bức tranh tổng thể về sản lượng và lợi nhuận của người nông dân trồng tiêu. Để đề tài được nâng cao giá trị khoa học và tính thực tiễn cho những lần nghiên cứu sau này, tôi có một số kiến nghị như sau:

- Tăng thêm số mẫu lên 300 quan sát;

- Nghiên cứu thêm các yếu tố đầu vào trong sản xuất khác có ý nghĩa (không chỉ dừng lại ở ba yếu tố phân lân (X2), phân chuồng (X4), công thu hoạch (X8);

- Phân tích độ nhạy về lượng cầu các yếu tố đầu vào trong sản xuất, sản lượng tối đa, sản lượng tối ưu và giá trị lợi nhuận tối đa khi có sự thay đổi giá của cả yếu tố đầu vào lẫn đầu ra;

- Đi tìm mức lượng sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất nhằm tối thiểu hóa chi phí sản xuất mà vẫn chịu sự ràng buộc về một mức sản lượng; - Mô phỏng các phối thức sử dụng các yếu tố đầu vào tại điểm hòa vốn

cho người nông dân.

2. Đối với nông dân trồng tiêu

- Phải thật sự xem việc trồng tiêu như là một ngành sản xuất hàng hóa, người nông dân cần quan tâm chăm sóc cẩn thận;

- Ghi chép và theo dõi quá trình đầu tư các khoản mục chi phí sản xuất một cách kịp thời để xác định giá trị thu nhập và lợi nhuận trồng tiêu một cách chính xác;

- Tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông để chăm sóc nhằm phòng ngừa các loại bệnh nghiêm trọng của cây tiêu, đặc biệt là bệnh chết nhanh do nấm Phytophothra gây ra;

- Tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ lãi suất thấp của ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức tín dụng khác để đầu tư sản xuất tiêu, không nên bán tiêu vội ngay sau khi thu hoạch để phải chịu ép giá từ thương lái.

3. Đối với Nhà nước.

- Kêu gọi những nhà khoa học nghiên cứu để ngăn ngừa và điều trị bệnh tiêu chết nhanh do nấm Phytophothra gây ra. Hiện nay loại bệnh này gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với người nông dân, một khi cây tiêu bị mắc bệnh này thì xem như phải bỏ;

- Tích cực có chính sách hỗ trợ vốn vay cho người nông dân đã có tiêu thu hoạch (giá trị vay vốn sẽ được xác định bằng sản lượng thu hoạch dự kiến của hộ nông dân) để tránh trường hợp người nông dân cần vốn để tái đầu tư phải bán tiêu sớm, tạo điều kiện cho các thương lái ép giá;

- Nhà nước cần có biện pháp can thiệp vào giá thu mua tiêu của các thương lái, hoặc hạn chế việc mua bán thông qua trung gian;

- Việc thu hoạch tiêu hiện nay chỉ là hái thủ công, dễ gây nguy hiểm do bị té ngã khi hái tiêu, tốn nhiều công sức và chi phí. Do đó, Nhà nước cần có chính sách thu hút các nhà kỹ thuật nghiên cứu để áp dụng cơ giới hóa trong thu hoạch tiêu;

- Việc tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông cần tổ chức chất lượng hơn cho người nông dân: Thời gian phù hợp, kiến thức phù hợp và phương pháp phù hợp hơn (Phương pháp DACUM – Cầm tay chỉ việc), giúp người nông dân tiếp thu kỹ thuật một cách tốt nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất trồng Tiêu trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w