Đất nông nghiệp khác NKH 1,

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất trồng Tiêu trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 25)

2 Đất trồng cây lâu năm CLN

1.4 Đất nông nghiệp khác NKH 1,

2 Đất phi nông nghiệp PNN

4.996,7 4

6,4 4 3 Đất chưa sử dụng CSD

327,7 5

0,4 2

Nhìn chung tổng diện tích đất chiếm cao nhất trong toàn huyện là đất lâm nghiệp (rừng đặc dụng – Khu bảo tồn Nam Cát Tiên), chiếm tỷ lệ 60,13% so với tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện.

Tổng diện tích đất nông nghiệp là 24.148,58 ha đứng vị trí thứ nhì trong các loại đất khác, chiếm tỷ trọng 31,13% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện. Tuy nhiên trong đó, tổng diện tích đất trồng cây lâu năm vẫm chiếm tỷ lệ cao nhất so với các loại cây trồng khác. (13.498,80 ha, chiếm 17,40% diện tích đất của toàn huyện).

3.1.1.4. Khí hậu, thời tiết

- Lượng mưa: Huyện Tân Phú tương đối thấp hơn so với các huyện khác trong tỉnh, điều này rất phù hợp cho việc trồng tiêu tại địa phương, do đất ở huyện Tân Phú đa phần là đất xám pha đá ong, nên độ ẩm của đất luôn được duy trì tốt nên mưa nhiều sẽ trở nên không tốt cho trồng tiêu (tạo điều kiện tốt cho sâu bệnh ủ bệnh), lượng mưa trung bình của huyện Tân Phú như sau:

Năm Khoản mục

Bảng 3.2: Lượng mưa trung bình qua các năm

Đơn vị tính: 1/10mm 2006 2007 2008 2009 2010 Tháng 01 23 1 - - 0,1 Tháng 02 33 - 2 - - Tháng 03 60 49 - 3 1 Tháng 04 99 43 13 33 22 Tháng 05 161 189 96 412 307 Tháng 06 322 358 409 110 473 Tháng 07 422 387 248 280 286 Tháng 08 338 449 402 223 304 Tháng 09 245 334 289 681 246 Tháng 10 556 156 328 350 283 Tháng 11 171 112 70 58 79 Tháng 12 124 16 127 6 25

Tổng lượng mưa của huyện 2.554 2.094 1.984 2.156 2.027

Tổng lượng mưa của tỉnh 1.691 2.244 2.080 2.302 2.508

Nguồn: Báo cáo thống kê diện tích đất của phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Tân Phú. Nhìn chung, với lượng mưa như hiện nay là rất phù hợp với lượng nước cần thiết của cây tiêu (từ 2.000 đến 3.000 mm/năm).

- Nhiệt độ: Huyện Tân Phú là một huyện có nhiệt độ trung bình các tháng trong năm thấp hơn nhiều so với các địa bàn khác trong toàn tỉnh Đồng Nai, điều đó được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Năm Khoản mục

Bảng 3.3: Nhiệt độ trung bình các tháng qua các năm

Đơn vị tính: 0C 2006 2007 2008 2009 2010 Tháng 01 24,70 24,80 24,30 24,00 25,10 Tháng 02 25,30 25,10 24,90 25,80 27,20 Tháng 03 26,30 26,90 26,70 27,30 28,70 Tháng 04 27,00 28,10 28,30 28,60 27,70 Tháng 05 26,50 27,10 28,50 26,80 26,20 Tháng 06 26,10 26,00 26,30 27,00 26,10 Tháng 07 25,50 26,20 26,40 25,80 26,00 Tháng 08 25,60 25,70 25,40 26,00 26,20 Tháng 09 25,80 26,20 25,60 25,70 25,90 Tháng 10 25,10 25,90 25,90 25,80 26,10 Tháng 11 25,10 24,40 25,80 25,70 24,20 Tháng 12 24,60 24,50 25,70 24,10 24,28

Bình quân năm của huyện 25,60 25,90 26,20 26,05 26,20 Bình quân năm của tỉnh Đồng Nai 27,70 26,20 25,90 25,90 26,60 Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Tân Phú và Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai.

Với nhiệt độ trung bình của huyện Tân Phú như bảng số liệu như trên, cho thấy nhiệt độ bình quân của huyện Tân Phú nằm ở mức lý tưởng cho cây tiêu sinh trưởng và phát triển tốt (từ 22 đến 280C).

- Lượng giờ nắng: Cây tiêu là một loại cây công nghiệp không chỉ phù hợp với điều kiện độ ẩm cao mà cần phải có ánh nắng mặt trời, chính vì vậy mà điều kiện về giờ nắng ở huyện Tân Phú càng trở nên thuận lợi hơn cho cây tiêu. Số giờ nắng của huyện được thể hiện thông qua bảng sau:

Năm Khoản mục Đơn vị tính: Giờ 2006 2007 2008 2009 2010 Tháng 01 212 202 247 252 214 Tháng 02 204 199 235 248 223 Tháng 03 201 201 261 255 244 Tháng 04 198 214 237 249 213 Tháng 05 180 216 234 123 181 Tháng 06 158 153 268 200 155 Tháng 07 144 200 186 179 174 Tháng 08 128 133 139 177 154 Tháng 09 173 192 152 147 182 Tháng 10 107 155 194 164 198 Tháng 11 172 172 176 196 226 Tháng 12 158 204 229 175 209

Bình quân năm của huyện 2.035 2.245 2.458 2.365 2.373 Bình quân năm của tỉnh Đồng Nai 2.405 2.202 2.286 2.454 2.419 Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Tân Phú và Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai.

Do tiêu là một loại cây trồng ưa ánh sáng, hay ánh nắng nhẹ. Với lượng giờ nắng trung bình của huyện Tân Phú ở mức từ 2.202 đến 2.454 giờ cho thấy cao hơn so với nhu cầu của cây tiêu. Tuy nhiên, nếu người nông dân trồng tiêu bằng những cây nọc (trụ, choái) sống có thể hạn chế cường độ nắng của điều kiện tự nhiên, giúp cho cây đảm bảo được điều kiện sinh trưởng và phát triển.

Tính đến hết năm 2010, trên địa bàn huyện Tân Phú đã được đầu tư xây dựng 18 công trình thủy lợi, trong đó có 10 công trình thủy lợi do địa phương quản lý, 8 công trình do công ty TNHH 1TV khai thác Công Trình Thủy Lợi quản lý. Hệ thống tưới, tiêu bao gồm:

- Hồ chứa Đa Tôn;

- Các đập dâng: Năm Sao, Đồng Hiệp, Vàm Hô, Trà Cổ;

- Mười (10) trạm bơm điện: tại xã Tà Lài; Ấp 4, 9, 10, 11, 5a xã Đắc Lua; Ấp 6 xã Phú An; Ấp 2, 8 xã Nam Cát Tiên; Ấp 1, 2 xã Phú Thịnh; Ấp 6a, 6b xã Núi Tượng;

- Ba (03) công trình phục vụ tiêu, ngăn lũ: Kênh tiêu xã Núi Tượng; Cống ngăn lũ ấp 9 xã Đắc Lua; Đê bao ngăn lũ xã Đắc Lua.

Hệ thống tưới tiêu trên đã đảm bảo được năng lực cung cấp nước tưới cho 4294 ha cây hàng năm (chiếm 48,56%) diện tích trồng cây hàng năm trên địa bàn huyện. Lượng nước tưới cung cấp cho vụ Đông Xuân cho 4.262 ha (đạt 99,25%).

1.1.1.6. Điều kiện kinh tế - xã hội - Dân số - Lao động

Tình hình dân số của huyện Tân Phú được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:

Khoản mục Năm

Bảng 3.5: Tình hình dân số và lao động của huyện Tân Phú

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Dân số (người) 159.418 159.045 158.672 158.299 156.684 158.135

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1,4 1,36 1,34 1,32 1,22 1,17

Người trong tuổi lao động 87.265 87.077 86.904 87.265 86.374 86.101

Người có việc làm 68.067 68.574 67.912 68.212 67.516 67.302

Người không có việc làm 19.198 18.503 18.992 19.053 18.858 18.799

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai, Chi cục Thống Kê huyện Tân Phú. Qua bảng số liệu cho ta thấy: Tân Phú là một huyện có tỷ lệ người trong tuổi lao động so với tổng dân số cao (chiếm từ 55 đến gần 57%). Tuy nhiên, tỷ lệ người không có việc làm chiếm tỷ trọng khá cao (chiếm gần 28% số người trong độ tuổi lao động). Đây chính là một gánh nặng cho địa phương huyện Tân Phú.

- Cơ sở hạ tầng

+ Hệ thống giao thông: Tình hình giao thông trên địa bàn huyện Tân Phú tương đối đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện nay đã có 18/18 xã, thị trấn trong toàn huyện đã có đường nhựa đến trung tâm các xã, thị trấn và 100% các ấp của các xã đều có đường giao thông liên ấp thông suốt (đường nhựa hoặc đường đất đỏ).

+ Hệ thống điện: Toàn bộ các địa phương trong toàn huyện đã có hệ thống điện lưới Quốc gia cung cấp điện phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.

+ Hệ thống thông tin: Điện thoại, Internet, các loa phát thanh đều đã được trang bị đến tất cả các địa phương trong toàn huyện.

+ Hệ thống tín dụng nông thôn: Hiện nay hệ thống tín dụng được hình thành và hoạt động trong huyện Tân Phú bao gồm: Một (01) ngân hàng, sáu (06) chi nhánh ngân hàng và hai (02) quỹ tín dụng, góp phần cung ứng vốn kịp thời cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn huyện.

+ Y tế: Hiện nay, 100% các xã đã có trạm y tế và toàn huyện có 1 bệnh viện và hai phòng khám, số lượng bác sĩ trong toàn huyện liên tục tăng qua các năm. Tình hình y tế của huyện Tân Phú thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 3.6: Y tế huyện Tân Phú qua các năm

Khoản Mục Đvt m 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

- Tuyến phường xã Trạm 18 18 18 18 18 18

- Bệnh viện Bệnh viện 1 1 1 1 1 1

- Phòng khám khu vực Phòng 1 1 1 2 2 2

- Số giường bệnh Giường 150 150 230 230 230

- Số cán bộ y tế Người 150 160 232 259 262

Trong đó Bác sĩ Người 23 24 25 29 32

Nguồn: Chi cục Thống Kê huyện Tân Phú.

- Giáo dục

Nhìn chung tình hình giáo dục tại huyện Tân Phú qua các năm từ 2006 đến năm 2010 có sự gia tăng về cơ sở giáo dục (cơ sở vật chất, phòng học, giáo viên, …). Tuy nhiên số lượng học sinh các cấp tiểu học, trung học cơ sở liên tục giảm qua các năm. Chỉ tính riêng học sinh tiểu học vào năm 2010 so với năm 2006 đã giảm đến 5.027 học sinh; cấp trung học cơ sở giảm đi 1.852 học sinh sau 4 năm. Trong khi số lượng học sinh các cấp học khác tăng không nhiều (học sinh mẫu giáo tăng 942 em, học sinh trung học phổ thông tăng 1.186 em). Đây là một vấn đề nan giải mà đòi hỏi chính quyền địa phương cần phải quan tâm

xem xét và có giải pháp khắc phục nhằm ngăn cản những hệ lụy xã hội nghiêm trọng sau này.

Bảng 3.7: Số học sinh và số trường học các cấp qua các năm

Khoản Mục Đvt Năm2006 Năm2007 Năm2008 Năm2009 Năm2010

1. Số trường mẫu giáo Trường 25 25 25 26 26

2. Số học sinh mẫu giáo H.Sinh 5.555 5.907 6.174 6.274 6.497

3. Số trường tiểu học Trường 30 30 29 28 28

4. Số học sinh tiểu học H.Sinh 19.925 17.314 16.611 15.684 14.898

5. Số trường THCS Trường 18 18 18 18 18

6. Số học sinh THCS H.Sinh 15.420 15.542 15.568 14.200 13.568

7. Số trường THPT Trường 3 3 4 4 4

8. Số học sinh THPT H.Sinh 4.980 5.991 7.164 6.364 6.166 Nguồn: Chi cục Thống Kê huyện Tân Phú – niên giám thống kê tỉnh Đồng Nai. 3.1.2. Tình hình sản xuất tiêu tại huyện Tân Phu

Trong những năm gần đây (năm 2005 đến nay) giá thu mua tiêu liên tục tăng qua các năm, khiến cho phong trào trồng tiêu ngày càng trở nên sôi động, nhiều địa phương trong tỉnh Đồng Nai đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ việc cắt bỏ các loại cây trồng như điều, cà phê để chuyển sang trồng cây tiêu. Diện tích và sản lượng tiêu của huyện Tân Phú và tỉnh Đồng Nai được phản ánh qua bảng số liệu như sau:

Bảng 3.8: Diện tích, sản lượng trồng tiêu huyện Tân Phú và Tỉnh Đồng Nai Stt Khoản mục Đvt Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 II Tỉnh Đồng Nai

1 Diện tích trồng Ha 7.003 6.837 6.718 6.933 7.684

2 Diện tích cho thu hoạch Ha 5.469 5.565 5.740 5.903 5.948

3 Diện tích thu hoạch/trồng % 78,10 81,39 85,44 85,14 79,43

4 Sản lượng Tấn 9.782 9.891 10.694 11.618 12.278

5 Năng suất thu hoạch/ha Tạ 13,97 14,47 15,92 16,76 15,98

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sản xuất trồng Tiêu trên địa bàn huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(97 trang)
w