Phân theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố đồng hới (Trang 43)

Nhóm TPKT 2003 2004 2005 2006 2007 - Nhà nước 34,4 30,9 31,9 33,7 34,1 - Tập thể 1,9 1,5 1,4 1,2 0,9 - Tư nhân 5,4 9,7 12,8 15 17,3 - Cá thể 56,8 56,1 52,5 49,4 47,1 - V.ĐTNN 1,5 1,8 1,4 0,7 0,6

Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình 2007

Như vậy trong những năm vừa qua, ngành Du lịch - Dịch vụ đã góp phần quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Tỉnh, với phát triển theo xu hướng tăng tỷ trọng du lịch dịch vụ. Điều đó thể hiện sự khởi sắc của nền kinh tế vào lợi thế so sánh. Tỷ trọng đóng góp ngành Dịch vụ trong cơ cấu GDP của tỉnh năm 2003 là 37,4% và 38,9% vào năm 2007.

2.2. Thực trạng dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố Đồng Hới

Trong những năm gần đây, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú có nhiều chuyển biến tích cực cả về việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đến việc nâng cao chất lượng các dịch vụ bổ sung nhằm quảng bá về hình ảnh của doanh nghiệp nói riêng và hình ảnh về Quảng Bình nói chung để không ngừng thu hút khách du lịch. Đặc biệt, kể từ ngày Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, thị xã Đồng Hới có quyết định nâng cấp lên thành phố trực thuộc tỉnh, đã thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đầu tư xây dựng các cơ sở kinh doanh lưu trú. Nhờ đó thu ngân sách tăng lên, nhiều lao động có thêm việc làm mới, nâng cao mức sống của người dân.

2.2.1. Tình hình phát triển cơ sở lưu trú trên địa bàn

Mục tiêu, chiến lược của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005-2010 là tăng tỷ trọng ngành du lịch dịch vụ lên trên 40% so với GDP toàn tỉnh; trong đó việc phát triển các cơ sở lưu trú cả về số lượng và chất lượng là không thể thiếu.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng dịch vụ lưu trú trên địa bàn thành phố đồng hới (Trang 43)