TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI
2.1. Một vài nét cơ bản về thành phố Đồng Hới
2.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Đồng Hới, thuộc tỉnh Quảng Bình nằm trên quốc lộ 1A, đường sắt Thống nhất Bắc Nam và đường Hồ Chí Minh, có vị trí địa lý 17o21’ vĩ độ bắc và 106o10’ kinh độ đông. Thành phố có vị trí trung độ của tỉnh Quảng Bình, cách khu du lịch Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng 50km, cách khu du lịch suối Bang 50km, cách khu cụm Cảng biển Hòn La 60km và cửa khẩu quốc tế Cha Lo 180km, Đồng Hới nằm ngay dọc bờ biển, có sông Nhật Lệ chảy giữa lòng thành phố, bờ biển với chiều dài 12km về phía Đông thành phố và hệ thống sông, suối, hồ, rừng nguyên sinh ở phía Tây thành phố rất thích hợp cho phát triển du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.
2.1.2. Tình hình lao động
Theo tài liệu niên giám thống kê tỉnh Quảng Bình năm 2007 cho thấy, tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn tỉnh liên tục tăng qua các năm. Năm 2005, tổng số lao động 410.457 người và năm 2007 là 421.328 người, tăng lên 10.871 người tương ứng 2,7%. Điều này rất thuận lợi cho việc cung cấp nguồn lao động cho ngành du lịch của tỉnh.
Riêng đối với thành phố Đồng Hới, số lao động năm 2005 là 49.956 người, năm 2007 là 53.101 người, tăng lên 3.145 người tương ứng 6,3%. Đặc biệt, lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ khách sạn nhà hàng tăng rất mạnh, 10.290 người năm 2005 và 13.710 người năm 2007, tăng lên 3.420 người tương ứng tỷ lệ tăng 33,2%. Tỷ lệ lao động tăng lên đồng nghĩa với việc tăng lên của các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ. Quy mô về lao động trong lĩnh vực thương mại, du lịch khách sạn nhà hàng chiếm tỷ trọng lớn trong lao động của thành phố Đồng Hới, tác động rất lớn đến việc phát triển ngành du lịch dịch vụ trên địa bàn.
2.1.3. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thông: Quảng Bình là một tỉnh có hệ thống giao thông tương
đối thuận lợi. Tuyến đường sắt Bắc - Nam, quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh đi qua hầu hết các vùng dân cư và các vùng tiềm năng có thể khai thác. Quốc lộ 12A nối Quảng Bình, Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan. Bên cạnh đó Quảng Bình có hệ thống đường sông, đường bộ nội tỉnh rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế. Quảng Bình có 116,04 km bờ biển với Cảng Gianh và Cảng Hòn La thuận lợi cho vận tải biển. Hệ thống sông ngòi dày đặc thuận lợi cho việc phát triển giao thông đường thuỷ, Sân bay Đồng Hới được nâng cấp và đi vào hoạt động. Hệ thống giao thông thuận lợi đã tạo điều kiện cho sự phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Bình.
Hệ thống cấp và thoát nước: Bàu Tró và Sông Phú Vinh là hai nguồn cung cấp
nước chính cho sinh hoạt và sản xuất kinh doanh của người dân thành phố Đồng Hới và các vùng lân cận. Chất lượng nước luôn đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh và an toàn. Với hệ thống cung cấp nước luôn trong tình trạng hoạt động tốt nên rất thuận lợi cho việc cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất, nhất là ngành dịch vụ du lịch không gặp khó khăn nào.
Hệ thống cung cấp điện: Thành phố Đồng Hới có trạm biến áp 220/110/10
KV-2 x 63 MVA. Trạm 220 KV Đồng Hới cung cấp điện cho một số tỉnh trong khu vực như Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế. Mạng lưới điện Quảng Bình đã hoà nhập vào mạng lưới điện quốc gia. Đến nay, ngành điện Quảng Bình đã phân phối điện cho 157/159 xã phường với 47.565 khách hàng sử dụng điện. Hiện tại, lượng điện cung cấp vào mùa mưa đầy đủ, tuy nhiên vào mùa khô, đặc biệt vào mùa hè thì lại thiếu hụt do một số nơi ở nước ta gặp hạn và thiếu nước cấp cho các nhà máy điện lớn như Hoà Bình...Đây thực sự là một gánh nặng khó khăn cho ngành dịch vụ nói riêng và toàn xã hội nói chung. Do đó, ngành du lịch cũng chịu ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu điện trong mùa khô.
Hệ thống thông tin liên lạc: Hệ thống thông tin liên lạc trên địa bàn thành phố
Đồng Hới được đánh giá là khá hiện đại, đồng bộ, phát triển với tốc độ nhanh. Hiện nay trên địa bàn thành phố Đồng Hới có nhiều mạng điện thoại cố định của VNPT,
Viettel, EVN Telecom đã cung cấp đầy đủ các chức năng đàm thoại đến tất cả các nước trên thế giới. Bên cạnh đó mạng thông tin di động cũng phát triển với tốc độ rất nhanh qua các nhà cung cấp dịch vụ của Vinaphone, Mobi Fone, Viettel, S-Fone, EVN Telecom,...với rất nhiều tiện ích phục vụ khách hàng và doanh nghiệp. Dịch vụ Internet trở nên phổ cập với mọi người, thực sự hỗ trợ rất nhiều cho việc phát triển kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.
Hệ thống tài chính ngân hàng: Một trong những yếu tố làm nên sản phẩm
du lịch phong phú đa dạng chính là hệ thống tài chính ngân hàng. Trong ngành du lịch, ngân hàng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thanh toán. Tại Quảng Bình, những năm gần đây cùng với sự phát triển về tài chính tiền tệ của đất nước, ngành ngân hàng ở Quảng Bình nói chung và thành phố Đồng Hới nói riêng có những bước phát triển vượt bậc về số lượng cũng như chất lượng dịch vụ. Trên địa bàn thành phố Đồng Hới có rất nhiều ngân hàng đang hoạt động mang đến cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích như: thanh toán qua thẻ tín dụng, dịch vụ đổi tiền qua thẻ, chuyển tiền....Chính điều này đã tạo cho ngành du lịch những thuận lợi nhất định trong việc chào bán các sản phẩm của mình và thanh toán dễ dàng thông qua ngân hàng.
2.1.4. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Quảng Bình trong những năm qua
Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở nơi hẹp nhất của dải đất hình chữ S của Việt Nam, với tiềm năng to lớn trong các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, có rừng, có biển với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp để thuận lợi trong việc đầu tư phát triển ngành du lịch, dịch vụ.
Với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta cùng với sự ổn định của nền chính trị - xã hội, từ những năm đầu thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế tỉnh Quảng Bình đã liên tục tăng và tốc độ tăng trưởng cao. Đặc biệt giai đoạn 2003-2007, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tăng đột biến 13,7% năm 2003 và 21,6% năm 2007. Tốc độ tăng trưởng bình quân 20,4%/năm.
BẢNG 2.1: TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP) VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2003-2007
Năm Tổng số Trong đó (ĐVT: Triệu đồng)
Ngành NN Ngành CN Ngành DV 2003 3.166.718 1.065.932 915.480 1.185.306 2004 3.810.633 1.237.444 1.139.954 1.433.235 2005 4.541.235 1.349.891 1.455.617 1.735.727 2006 5.478.341 1.528.077 1.841.537 2.108.727 2007 6.659.784 1.720.766 2.350.130 2.588.915 Tốc độ tăng trưởng (%) 2003 13,7 10,7 19,7 12 2004 20,3 16,1 24,5 20,9 2005 19,2 9,1 27,7 21,1 2006 20,6 13,2 26,5 21,5 2007 21,6 12,6 27,6 22,8 Bình quân 20,4 12,7 26,6 21,6
Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình 2007
BẢNG GDP THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2003-2007
Năm Tổng số Trong đó (ĐVT: Triệu đồng)
NN Tập thể Tư nhân Cá thể ĐTNN 2003 3.166.718 1.089.115 59.495 170.143 1.799.343 48.622 2004 3.810.633 1.178.692 57.710 370.150 3.138.527 65.554 2005 4.541.235 1.451.982 61.426 579.802 2.382.962 65.063 2006 5.478.341 1.847.568 65.379 823.419 2.707.166 34.809 2007 6.659.784 2.269.737 60.342 1.149.100 3.135.442 45.163 Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình 2007
Ngành dịch vụ là một trong những ngành chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm, một trong những nhóm ngành dịch vụ quyết định đến sự tăng trưởng của ngành dịch vụ là kinh doanh khách sạn và nhà hàng. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ trong tỉnh đã biết khai thác tiềm năng vốn có của địa phương và không ngừng đóng góp vào nền kinh tế tỉnh nhà.
Song song với ngành dịch vụ thì ngành công nghiệp được quan tâm và chú trọng đúng mức, 915.480 triệu đồng năm 2003 và 2.350.103 triệu đồng năm 2007, tốc độ tăng trưởng bình quân 26,6%/năm; trong đó đóng vai trò quyết định đến sự phát triển của ngành công nghiệp và xây dựng là nhóm ngành công nghiệp chế biến chiếm 60% giá trị tổng sản phẩm của ngành.
Tốc độ tăng trưởng của ngành dịch vụ tuy không cao hơn so với ngành công nghiệp (tốc độ tăng trưởng bình quân 21,6%/năm), song giá trị sản phẩm ngành dịch vụ lại là cao nhất, năm 2007, tổng giá trị sản phẩm ngành dịch vụ đạt 2.588.915 triệu đồng và chiếm gần 40%.
Để thấy rõ xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình trong những năm qua, chúng ta xem xét số liệu bảng 2.2.
Cơ cấu GDP của tỉnh Quảng Bình chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và xây dựng từ 28,9% năm 2003 lên 35,3% năm 2007. Bên cạnh đó ngành dịch vụ vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu GDP của tỉnh 38,9% năm 2007. Tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm đáng kể từ 33,7% năm 2003 xuống 25,8% năm 2007. Như vậy, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Bình phù hợp với xu hướng chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước.
Theo thành phần kinh tế, cơ cấu GDP chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế trong nước từ 98,5% lên 99,4%, giảm tỷ trọng của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài từ 1,5% xuống 0,6%. Có thể nói, điều kiện về kinh tế, chính trị và xã hội của Quảng Bình chưa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài.
Xét đến từng thành phần kinh tế trong nội bộ khu vực kinh tế trong nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng của thành phần kinh tế tư nhân từ 5,4% năm 2003 lên 17,3% năm 2007 đồng thời giảm tỷ trọng của thành phần kinh tế tập thể và cá thể theo thứ tự 1,9% và 56,8% xuống 0,9% và 47,1%. Tuy vậy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn quá chậm, kinh tế cá thể và nhà nước vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
BẢNG 2.2: CƠ CẤU GDP VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ TỈNH QUẢNG BÌNH GIAI ĐOẠN 2003 - 2007