Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 96 - 119)

6. Bố cục của luận văn

4.2.3.Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư

Tăng cường công tác giám sát, đánh giá đầu tư như: Đi kiểm tra thực tế công trình, kiểm tra phương pháp tính tổng mức đầu tư, kiểm tra giải pháp kỹ thuật, kiểm tra khối lượng... trên cơ sở xác định quy mô đầu tư và tổng mức đầu tư phù hợp để dự án đạt hiệu quả hơn.

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các sở quản lý chuyên ngành kết hợp tham mưu cho UBND tỉnh xử lý nghiêm các cơ quan tư vấn thường xuyên lập dự án đầu tư không đảm bảo chất lượng, phải lập đi lập lại và điều chỉnh. Tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá khả năng và năng lực của các cơ quan tư vấn có hành nghề lập dự án đầu tư, lập thiết kế bản vẽ thi công - dự toán và thẩm tra thiết kế - dự toán nhằm đánh giá đúng năng lực của từng cơ quan tư vấn làm cơ sở để khuyến cáo cho các Chủ đầu tư có căn cứ để lựa chọn được cơ quan tư vấn đủ khả năng và năng lực thực hiện tốt công tác tư vấn. Tiến hành giám sát, kiểm tra tập trung vào những khâu yếu kém và có nhiều dự luận xã hội trong quá trình đầu tư, làm rõ sai phạm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, triệt để.

Thực hiện nghiêm công tác giám sát và đánh giá đầu tư kết hợp với công tác thanh tra, kiểm tra để nắm chắc và xử lý kịp thời các việc làm sai quy định, gây lãng phí, thất thoát vốn và tài sản nhà nước, xâm hại lợi ích của cộng đồng. Các dự án đầu tư

khi điều chỉnh, bổ sung phải lập báo cáo giám sát, đánh giá dự án theo đúng quy định tại biểu mẫu số 04, Thông tư 13/2010/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận mới được bổ sung, điều chỉnh.

Tất cả các dự án đầu tư trên địa bàn các xã, phường, thị trấn; Chủ đầu tư phải cung cấp đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định tại Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg ngày 18/4/2005 của Thủ tướng Chính phủ về giám sát đầu tư của cộng đồng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã hoặc Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xã.

Các cấp, các ngành, các Chủ đầu tư và các cơ quan tư vấn phải thực hiện nghiêm túc việc xử lý và cung cấp thông tin về các ý kiến của cộng đồng đối với dự án chính xác và kịp thời theo quy định

4.2.4 Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư

Nhìn một cách tổng thể quá trình đầu tư, nhiệm vụ KSTTVĐT là một trong những công đoạn sau cuối của quá trình đầu tư. Do vậy, KBNN Quảng Ninh cần triển khai tốt các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả trong KSTTV, đồng thời phối hợp cùng các CĐT thực hiện đẩy nhanh tiến độ giải ngân VĐT, nhằm sớm đưa công trình, dự án vào khai thác, sử dụng theo đúng tiến độ, phục vụ các mục tiêu phát triển KT-XH của địa phương trong từng thời kỳ.

Nâng cao chất lượng KSTTVĐT là một yêu cầu tất yếu trong quản lý NSNN giai đoạn hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế thất thoát lãng phí, thúc đẩy KT-XH phát triển. Vì vậy, công tác KSTTVĐT các dự án sử dụng vốn NSNN qua KBNN phải bám sát các yêu cầu:

+ Bám sát nguyên tắc, chế độ quản lý theo Luật NSNN, Luật Xây dựng, Luật Đấu thầu và các văn bản quy phạm pháp luật về ĐTXD; Tuân thủ quy trình KSTTVĐT, tạo chuyển biến cơ bản về chất trong lĩnh vực KSTTVĐT.

+ Nâng cao chất lượng KSTTVĐT không chỉ chú trọng đến an toàn trong quản lý, mà cần thiết phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân VĐT, góp phần đưa vốn đến kịp thời và đúng địa chỉ dự án, thúc đẩy dự án sớm hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng, phục vụ yêu cầu phát triển trên địa bàn.

+ Nâng cao chất lượng KSTT phải đi đôi với cải cách thủ tục hành chính, tăng cường kỹ năng giao tiếp của cán bộ công chức KBNN, nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu “giao dịch thuận lợi, thủ tục đơn giản, kiểm soát chặt chẽ”, từng bước xây dựng văn minh, văn hoá ngành kho bạc.

Tiến hành rà soát tỷ trọng giải ngân định kỳ theo từng dự án, phối hợp với các CĐT đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân, đề xuất các giải pháp, báo cáo lãnh UBND tỉnh có chỉ đạo kịp thời nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công và tiến độ giải ngân VĐT.

- Tổ chức khảo sát, kiểm tra thực tế tại hiện trường thi công nhằm nắm bắt tiến độ thi công, phối hợp cùng các CĐT tháo gỡ những khó khăn vướng mắc tại hiện trường, thống nhất các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công và giải ngân VĐT. - Đối với những vướng mắc vượt thẩm quyền, KBNN Quảng Ninh cần báo cáo kịp thời và xin ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh và KBNN. Tổng hợp, báo cáo định kỳ nhằm giúp các cấp thẩm quyền có cơ sở điều hành chỉ đạo.

- Tập trung các giải pháp, phối hợp cùng các CĐT đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho các dự án trọng tâm, trọng điểm có quy mô lớn VĐT lớn, ảnh hưởng quyết định đến kế hoạch chi ĐTPT từ NSNN tỉnh. Tuy nhiên, việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân cần tuân thủ chế độ, định mức, tiêu chuẩn và những quy định của nhà nước về quản lý ĐTXD nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả sử dụng vốn NSNN, tránh việc chạy theo thành tích, dễ tạo kẽ hở trong quản lý, gây thất thoát vốn NSNN.

- Tổ chức ký cam kết hoàn thành kế hoạch VĐT giữa KBNN với các CĐT quy mô quản lý lớn, nhằm nâng cao sự phối hợp và trách nhiệm của các bên trong việc phấn đấu hoàn thành kế hoạch.

- Tăng cường hướng dẫn và thực hiện tạm ứng cho các dự án đấu thầu, các công trình thủy lợi vượt lũ, đê điều theo đúng chế độ quy định.

- Thời điểm cuối năm kế hoạch, cần liên tục rà soát tỷ lệ giải ngân theo từng dự án, tổng hợp các tồn tại vướng mắc, phối hợp với các CĐT đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch của từng dự án, đề xuất UBND tỉnh điều chuyển kế hoạch vốn

từ các công trình thừa vốn sang những công trình đã có khối lượng hoàn thành hoặc có khả năng hoàn thành trong niên độ kế hoạch nhưng thiếu vốn.

- Để hạn chế tăng quy mô tạm ứng trong thời gian đến, cần phải có những chế tài cụ thể gắn liền với từng giai đoạn đầu tư, đặc biệt là nâng cao nhận thức của chủ đầu tư trong việc tổ chức theo dõi, và thực hiện hoàn ứng đúng quy định. Trước mắt, KBNN Quảng Ninh vẫn tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các CĐT thực hiện hoàn ứng, đồng thời kiến nghị UBND tỉnh triển khai một số giải pháp:

 Tổ chức và thực hiện nghiêm chế độ thưởng phạt tiến độ trong các hợp đồng đối với xây lắp, chi trả đền bù, kể cả các khoản chi phí khác... Chi phí này được trích trong khoản dự phòng của tổng dự toán, theo quy định của UBND tỉnh

 Gắn hoàn ứng với điều kiện được tạm ứng vốn kế hoạch hàng năm.

 Cơ quan tài chính không tiếp nhận thẩm định quyết toán dự án hoàn thành khi chưa thực hiện hoàn ứng trên cơ sở xác nhận của cơ quan KBNN.

 Không ghi kế hoạch năm sau đối với các dự án có số dư tạm ứng lớn. - Thống kê tình hình nợ tồn đọng qua các năm của các dự án, phục vụ cho việc điều hành kế hoạch vốn của cấp có thẩm quyền.

- Đôn đốc các CĐT, đơn vị thi công tổ chức nghiệm thu hoàn thành, lập và trình phê duyệt quyết toán, xử lý công nợ và tất toán tài khoản đúng quy định.

- Tiếp tục triển khai tốt công tác tin học hoá trong KSTTVĐT, nhằm hiện đại hoá công nghệ và nâng cao chất lượng quản lý, rút ngắn thời gian kiểm soát và thanh toán vốn cho các công trình. Để đạt được mục tiêu này, bên cạnh việc vận hành và khai thác tốt các tính năng của chương trình quản lý ĐTKB/LAN, KBNN Quảng Ninh cần có kế hoạch kết nối chương trình ORACLE ENTERPRISE (phần thẩm định và dự toán) của Bộ Tài chính, nhằm phục vụ cho bước "Kết quả kiểm tra hồ sơ " ở Chương trình ĐTKB/LAN; Đề xuất UBND tỉnh chỉ đạo các ngành và địa phương, thực hiện kết nối thông tin, báo cáo thông qua mạng.

- Với quy mô quản lý ngày càng tăng, công tác đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngò cán bộ công chức và củng cố bộ máy thanh toán VĐT tại KBNN cần phải được chú trọng. Đi đôi với kế hoạch tập huấn nghiệp vụ và tự đào tạo, KBNN

Quảng Ninh cần tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn tại cơ sở, thường xuyên theo dõi quá trình KSTTVĐT trên địa bàn toàn tỉnh, từ đó có kế hoạch hỗ trợ đối với KBNN huyện thị.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực KSTTVĐT theo hướng giảm bớt các thủ tục, hồ sơ tài liệu không cần thiết (bản vẽ thiết kế, bản vẽ hoàn công, hồ sơ thí nghiệm...), rút ngắn thời gian kiểm soát, công khai quy trình, từng bước thực hiện chế độ một cửa trong KSTTV với mục tiêu nâng cao chất lượng và tiến độ phục vụ, đảm bảo VĐT được thanh toán kịp thời, đúng chế độ và hạn chế tối đa những thất thoát, tiêu cực trong ĐTXD.

4.2.5. Kiện toàn công tác thẩm tra, phê duyệt quyết toán

Công tác quyết toán VĐT dự án hoàn thành là khâu cuối cùng trong quy trình quản lý VĐT xây dựng dự án, để công nhận tính hợp pháp, hợp lý về sử dụng VĐT tạo ra sản phẩm hoàn thành cho nền kinh tế. Vì vậy, kiện toàn công tác thẩm tra phê duyệt quyết toán VĐT dự án hoàn thành là một trong những giải pháp tài chính quan trọng để ngăn ngừa lãng phí, thất thoát VĐT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thực tế trong những năm qua, công tác thẩm định quyết toán dự án hoàn thành triển khai còn chậm so với yêu cầu đặt ra. Theo thống kê, đến nay, còn 506 dự án còn tồn tại trong quyết toán vốn (Biểu 4.2).

Bảng 4.2. Thống kê dự án tồn tại trong quyết toán vốn dự án hoàn thành Số TT Loại hình tồn tại trong quyết toán vốn

dự án hoàn thành

Số lƣợng (dự án)

1 Chưa hoàn thành báo cáo quyết toán 263

2 Dự án dỡ dang không đầu tư tiếp 7

3 Chưa được thẩm tra, phê duyệt 140

4 Đã quyết toán, chưa cân đối vốn trả nợ 96

Tổng số 506

(Nguồn: Cục Thống kê Quảng Ninh)

Để có thể đánh giá kịp thời kết quả đầu tư, xác định năng lực sản xuất, giá trị tài sản mới tăng thêm, nâng cao công tác quản lý VĐT..., UBND tỉnh cần quan tâm và tăng cường chất lượng công tác thẩm định quyết toán. Trước mắt cần củng

cố bộ máy thẩm định quyết toán trực thuộc cơ quan Tài chính cả về quy mô và năng lực, có thể huy động thêm một số chuyên viên ở các ngành liên quan, có trách nhiệm tiếp nhận, tổ chức thẩm định, và trình cấp thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án công trình hoàn thành. Với khối lượng tồn đọng như hiện nay, có thể hợp đồng thêm các tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán kịp thời các hồ sơ quyết toán; Uỷ quyền Giám đốc Sở Tài chính phê duyệt quyết toán VĐT dự án hoàn thành có TMĐT dưới 3 tỷ đồng; Nâng cao nhận thức của CĐT về công tác quyết toán dự án hoàn thành, về Luật Kế toán và chế độ kế toán CĐT; Quy định chế tài cụ thể về mức xử phạt đối với các cá nhân, đơn vị vi phạm chế độ quyết toán VĐT dự án hoàn thành theo Thông tư 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính về "hướng dẫn quyết toán vốn đầu tư".

Sau 6 tháng kể từ khi có quyết định phê duyệt dự án hoàn thành, CĐT có trách nhiệm giải quyết công nợ, tất toán tài khoản của dự án tại các đơn vị KBNN.

4.2.6. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý vốn ngân sách

Chất lượng quản lý chi ĐTPT từ NSNN tỉnh trong tất cả các khâu từ quy hoạch, kế hoạch vốn, quản lý nguồn vốn, tổ chức KSTTVĐT, đánh giá đầu tư, quyết toán vốn và quyết toán dự án hoàn thành... đều được quyết định bởi một nhân tố hết sức quan trọng đó là chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi ĐTPT. Đặc biệt là những chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực xây dựng quy hoạch, xác định cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư, quản lý kế hoạch đầu tư, quản lý NSNN, kể cả những chuyên gia trong lĩnh vực phân tích hiệu quả kinh tế- xã hội- môi trường, thẩm định thiết kế- dự toán, đấu thầu, quản lý chất lượng, KSTTVĐT, quyết toán...

Những yêu cầu đó, hiện nay Quảng Ninh còn đang thiếu và yếu, đòi hỏi phải sớm có định hướng đào tạo, đào tạo lại, thu hút nhân tài và sắp xếp cho phù hợp với yêu cầu quản lý theo hướng sau:

- Tiến hành rà soát, đánh giá lại một cách cơ bản đội ngũ cán bộ đang làm công tác ở các lĩnh vực vừa nêu; trên cơ sở đó định hướng sắp xếp, bố trí lại đội ngũ

cán bộ cho phù hợp. Kiên quyết thay thế những cán bộ năng lực và phẩm chất kém, không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ.

- Tìm kiếm, phát hiện và tuyển chọn từ nguồn cán bộ trong địa bàn tỉnh, có nghiệp vụ thành thạo để bồi dưỡng, đào tạo lại. Đồng thời có cơ chế đãi ngộ thoả đáng, nhằm thu hút những chuyên gia giỏi, cán bộ giỏi từ các nơi về phục vụ tại Quảng Ninh.

- Về lâu dài, phải có chiến lược đào tạo chuyên gia đầu ngành, chuyên gia giỏi thông qua công tác tuyển chọn sinh viên tốt nghiệp đại học nước ngoài và trong nước; cử cán bộ trẻ, có năng lực gửi đi đào tạo ở các học viện trong và ngoài nước.

- Xây dựng chính sách đãi ngộ phù hợp, khuyến khích nhân tài. Có giải pháp thiết thực trong chính sách cán bộ, có cơ chế lựa chọn để thu hút và phát huy nhân tài trong các lĩnh vực trên.

- Công tác phân bổ và bố trí cán bộ: Phải phân bổ và bố trí hợp lý cán bộ lĩnh vực đầu tư, xây dựng hợp lý, đủ về số lượng và chất lượng. Chuyên viên tư vấn về lĩnh vực đầu tư, kỹ sư công trình xây dựng còn thiếu chính vì vậy trong những năm tới Quảng Ninh cần đào tạo thêm cán bộ tư vấn, thiết kế kỹ thuật, kỹ sư xây dựng để công tác đầu tư phát triển Thị xã được thuận lợi.

- Tập trung xây dựng và củng cố tổ chức bộ máy quản lý đầu tư từ cấp trên trở xuống, nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư của cán bộ phụ trách trong lĩnh vực này. Tăng cường công tác kiểm tra thanh tra và xử lý đúng mức các tổ chức, cá nhân có vi phạm trong hoạt động quản lý đầu tư.

- Đào tạo và đào tạo lại cán bộ quản lý dự án đầu tư. Có thể nói công tác quản lý dự án đầu tư hiện nay ở các địa phương khác nói chung và Quảng Ninh nói riêng còn nhiều bất cập. Nguyên nhân chủ yếu là vì từ trước tới nay chưa thực sự có một trường lớp nào đào tạo cán bộ quản lý dự án một các sâu về chuyên môn. Cần có những chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực như vốn đầu tư, kỹ sư giao thông, kỹ sư thuỷ lợi, kế hoạch ... để phối kết hợp tạo ra một tập thể mạnh trong công tác quản lý đầu tư.

4.2.7. Triển khai các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Trang 96 - 119)