6. Bố cục của luận văn
2.4.3. Phương pháp đồ thị
Đồ thị là phương pháp chuyển hoá thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, tác giả sử dụng đồ thị nhằm biểu thị một cách rõ nét một số chỉ tiêu nghiên cứu. Đồ thị sẽ giúp cho người đọc dễ dàng trong tiếp cận và phân tích thông tin.
2.4.4. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo
Phương pháp chuyên gia là phương pháp thăm dò ý kiến của các nhà chuyên môn không có trách nhiệm trực tiếp đối với công tác dự báo, nhưng có năng lực chuyên môn, đáp ứng được yêu cầu của công tác dự báo.
2.4.5. Phương pháp dự báo
Sử dụng phương pháp này cho phép dự báo ngắn hạn quá trình tiếp theo của hiện tượng. Tài liệu thường được sử dụng để dự đoán là dãy số thời gian, tức là dựa vào sự biến động của hiện tượng ở thời gian đã qua để dự đoán mức độ của hiện tượng trong thời gian tiếp theo.
2.5. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích.
1. Tổng số Thu, Chi ngân sách trên địa bàn. 2. Tổng vốn NSNN đầu tư trong toàn tỉnh.
3. Tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. 4. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
5. Tổng vốn đầu tư từ ngân sách giai đoạn 2005-2011.
6. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quảng Ninh từ 2005-2011.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐẦU TƢ VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƢ TỪ NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
3.1.1 .Điều kiện tự nhiên và các nguồn lực cơ bản của tỉnh Quảng Ninh
Quảng Ninh nằm ở vùng Đông Bắc của Việt Nam, có vị trí địa lý quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cũng như quốc phòng, an ninh của cả nước. Quảng Ninh vừa có rừng, có bờ biển dài, núi cao và hải đảo, lại được vịnh Bắc Bộ bao quanh có vịnh Hạ Long, di sản văn hoá thế giới. Quảng Ninh có đường biên giới trên biển và trên bộ với Trung Quốc, có 3 khu kinh tế cửa khẩu (2 cửa khẩu quốc gia và 1 của khẩu quốc tế)….
Nằm trong dải hành lang biển lớn của Bắc Bộ, trên đó có mạng lưới đường bộ, đường sắt và cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển. Cùng với Hải Phòng, Quảng Ninh giữ vai trò cửa mở lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc (có thể cho cả các tỉnh Tây - Nam Trung Quốc và Bắc Lào) để chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng khác trong cả nước và với nước ngoài, đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông Á, Đông Nam Á và thế giới. Quảng Ninh nằm trong hành lang phát triển Việt - Trung gồm: Vân Nam - Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng. Đây là ưu thế đặc biệt của Quảng Ninh.
Là một cực trong tam giác phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Quảng Ninh có quan hệ mật thiết về các hoạt động kinh tế, khoa học và văn hoá xã hội với thủ đô Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh đồng bằng sông Hồng và ven biển với hệ thống quốc lộ 4B, quốc lộ 10, quốc lộ 18A và 18C đi qua địa bàn của tỉnh. Với nguồn tài nguyên lớn có ưu thế về phát triển cảng biển, du lịch, khoáng sản (đặc biệt than đá và vật liệu xây dựng)…
3.1.2. Về phát triển kinh tế
3.1.2.1. Về tốc độ tăng trưởng và cơ cấu kinh tế
Tốc độ tăng trưởng bình quân ở Quảng Ninh (2006-2011) đạt 10,4%/năm.Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Tỷ trọng công nghiệp trong GDP từ 26% (năm 2006) tăng lên 34% (năm 2011); dịch vụ từ 32% lên 35%; nông nghiệp giảm từ 42% xuống còn 31% .
Bảng 3.1: Tốc độ tăng trƣởng của tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2006-2011
Năm GDP (triệu đồng) giá cố định 1994 GDP (triệu đồng) giá cố định 1994 Tốc độ tăng trƣởng (%) 2006 3.032.648 2007 3.290.280 257.632 8,5 2008 3.587.584 297.304 9,0 2009 3.959.179 371.595 10,4 2010 4.416.420 457.241 11,5 2011 4.966.100 549.680 12,5
(Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh) 3.1.2.2. Về sản xuất công nghiệp
Do những yếu tố tác động khách quan của nền kinh tế, ngành công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất ngân hàng, giá cả các yếu tố đầu vào tăng cao, sức mua của nền kinh tế thấp, một số mặt hàng sản xuất ra tiêu thụ chậm. Trước tình hình đó, Tỉnh đã có nhiều biện pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp như: Tạo điều kiện hỗ trợ đẩy nhanh tiến độ một số dự án phục vụ phát triển của ngành than, khuyến khích tiêu dùng sản phẩm xi măng và các mặt hàng khác, hỗ trợ và tạo điều kiện về vốn vay phục vụ sản xuất các mặt hàng thiết yếu...
Kết quả: giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1994) cả năm đạt 30.087 tỷ đồng, bằng 94,4% KH và tăng 10,2% so với cùng kỳ. Trong đó: công nghiệp Trung ương đạt 19.511 tỷ đồng (chiếm 64,8% giá trị toàn ngành), tăng 10,7% (năm trước
tăng 3,7%); công nghiệp địa phương và khu vực kinh tế ngoài nhà nước 5.965 tỷ đồng (chiếm 19,8%), tăng 8%; công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 4.609,9 tỷ đồng (chiếm 15,3%), tăng 7,1%.
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản tiếp tục được quan tâm tập trung chỉ đạo: Tỉnh quán triệt và kiên quyết dừng, hoãn, giãn tiến độ đối với các dự án, công trình chưa thực sự cấp bách, hoặc không có khả năng hoàn thành trong năm kế hoạch để tập trung ưu tiên bố trí cho các dự án, công trình có khả năng hoàn thành sớm, các công trình cấp bách, quan trọng theo chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết 11/NQ- CP ngày 24/2/2011. Do vậy, nguồn vốn đầu tư năm nay được bố trí tập trung và hiệu quả, nhất là đối với các công trình đảm bảo an sinh xã hội như: hệ thống kênh mương, hồ đập, điện, nước, trường học, trạm y tế…
Tập trung nguồn tăng thu (trên 3.000 tỷ đồng) bổ sung vốn đầu tư phát triển, nâng tổng số vốn đầu tư phát triển năm 2011 lên 6.336 tỷ đồng, tăng gấp 2,66 lần so với kế hoạch giao đầu năm (KH đầu năm 2.381 tỷ đồng); ước giải ngân đạt 100% kế hoạch vốn. Nguồn vốn tăng thu đã được tập trung ưu tiên bố trí cho các công trình, dự án quan trọng để đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng để phát huy hiệu quả sau đầu tư1. Đồng thời, tập trung nguồn lực (1.507 tỷ đồng) triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới. Đã ứng vốn 464 tỷ đồng ngân sách tỉnh để triển khai một số công trình thuộc nguồn vốn Trung ương để sớm hoàn thành các công trình quan trọng2.
1
Bệnh viện Sản Nhi (TMĐT 135 tỷ đồng); Đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải y tế cho các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh (TMĐT 159 tỷ); Đường bao biển núi Bài Thơ (339 tỷ); Đường vành đai phía Bắc thành phố Hạ Long (497 tỷ); Hệ thống điện chiếu sáng một số vị trí ven bờ Vịnh Hạ Long (138 tỷ) phục vụ Lễ hội du lịch Hạ Long 2011; San nền khu thể thao cột 3 (345 tỷ). Các công trình đẩy nhanh tiến độ thực hiện như: Kè chống sói lở hạ lưu sông Chanh (43 tỷ), các tuyến đê ngăn mặn thôn 4 xã Đồng Rui, Tiên Yên (62 tỷ), Đường 334 (86 tỷ), sửa chữa đê biển xã Hải Xuân - Móng Cái (111 tỷ)…
2
Hệ thống kè biên giới (115 tỷ); nâng cấp cải tạo đường 340 Hải Hà (100 tỷ); cải tạo nâng cấp Quốc lộ 18C đoạn Tiên Yên - Hoành Mô (110 tỷ); Cụm thông tin cổ động Sa Vĩ (20 tỷ) và Đê biển xã Quảng Minh (20 tỷ đồng).
3.1.2.3. Về sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Trồng trọt: Diện tích gieo trồng đạt 98,6% so cùng kỳ, nhưng sản lượng lương thực cây có hạt cả năm ước đạt 237.521 tấn, tăng 2% (ước tăng 4.731 tấn) so cùng kỳ; năng suất lúa, ngô bình quân cả năm đều tăng hơn cùng kỳ3.
- Chăn nuôi: Do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại kéo dài ngay từ đầu năm, nên số lượng đàn gia súc, gia cầm tăng chậm4. Hiện trên địa bàn có 155 trang trại chăn nuôi quy mô vừa và nhỏ, trong đó có: 111 trang trại lợn ; 36 trang trại gia cầm; 8 trang trại trâu bò. Toàn tỉnh có 3 cơ sở giết mổ, chế biến gia súc gia cầm đang hoạt động.
- Lâm nghiệp: Công tác trồng mới rừng tập trung năm 2011 đạt 11.121ha tăng 3% so với kế hoạch; công tác chăm sóc, khoanh nuôi và bảo vệ rừng hiện có đạt 100% kế hoạch giao. Độ che phủ của rừng ước đạt 51%, đạt chỉ tiêu Nghị quyết HĐND tỉnh đề ra. Công tác phòng, chống cháy rừng được các cấp, các ngành và các địa phương đặc biệt quan tâm, trong năm đã xảy ra 01 vụ, làm thiệt hại 3 ha rừng (giảm 1 vụ so với 2010 và giảm 27 vụ so với năm 2009).
- Thủy sản: Do giá cả các yếu tố đầu vào tăng mạnh như điện, xăng dầu, thức ăn nuôi thủy sản, nên tổng sản lượng thủy sản ước thực hiện cả năm giảm hơn so với cùng kỳ, ước đạt 83.011 tấn, bằng 99,8% CK. Giá trị thuỷ sản xuất khẩu ước đạt 24,8 triệu USD, tăng 10,8% so cùng kỳ.
3.1.2.4. Về các ngành dịch vụ: Do chịu ảnh hưởng từ những khó khăn chung của nền kinh tế; sản lượng của các ngành sản xuất chính sụt giảm, kéo theo sự tác động ảnh hưởng có tính chất lan truyền từ thu nhập đến tiêu dùng và kích cầu sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, thêm vào đó là lạm phát, giá cả tăng cao5, các hoạt động
3 Năng suất lúa ước đạt 48,6 tạ/ha, tăng 4%so với cùng kỳ; năng suất ngô đạt 37,8 tạ/ha, tăng 3,2% so cùng kỳ.
4
Ước năm 2011: Đàn trâu có 63.880 con, tăng 0,3%; đàn bò 25.211 con, tăng 1,2%; đàn lợn (không kể lợn sữa) 386.210 con, tăng 9%; đàn gia cầm 2,465 triệu con, tăng 7,2% cùng kỳ.
5 Dự kiến chỉ số giá tiêu dùng năm 2011 được đảm bảo ở mức 15%, thấp hơn so với cả nước khoảng trên 3% (Theo báo cáo Quốc hội kỳ họp thứ 2, dự báo CPI năm 2011 tăng khoảng 18%; Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo mức lạm phát của Việt Nam năm 2011 sẽ tăng khoảng 19%).
kinh tế cửa khẩu không ổn định do chính sách biên mậu của nước bạn luôn thay đổi. Kết quả cụ thể như sau:
- Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 31.632 tỷ đồng, bằng 95,3% kế hoạch và tăng 26,6% so với cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng CPI năm 2011 tăng trên 15% so với cùng kỳ.
- Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trên địa bàn ước đạt 2.433 triệu USD, bằng 100% KH và tăng 10,1% so với cùng kỳ; kim ngạch nhập khẩu đạt 1.883 triệu USD, tăng 12,1% cùng kỳ.
- Hoạt động du lịch đảm bảo duy trì mức tăng trưởng. Tổng lượng khách du lịch đến Quảng Ninh ước đạt trên 6 triệu lượt khách, bằng 111,1% kế hoạch, tăng 10,8% so cùng kỳ, trong đó khách quốc tế 2,3 triệu lượt. Tổng doanh thu từ du lịch ước đạt 3.400 tỷ đồng, tăng 6,25% so với cùng kỳ.
- Hoạt động ngân hàng tăng trưởng ổn định, chất lượng tín dụng tốt. Tổng nguồn vốn hoạt động của các ngân hàng dự kiến năm 2011 đạt 56.000 tỷ, tăng 16,3% so với 31/12/2010, trong đó: vốn huy động tại địa phương ước đạt 40.000 tỷ đồng, tăng 17,7% cùng kỳ. Cơ cấu vốn huy động có sự chuyển dịch tích cực, nhất là việc huy động vốn dân cư đạt 29.500 tỷ, tăng 30% CK và chiếm tỷ trọng 73,8% nguồn vốn huy động. Cơ cấu vốn vay thay đổi tích cực, tổng doanh số cho vay ước đạt 80.800 tỷ đồng, tăng 29,5%. Trong đó, cho vay ngắn hạn 65.500 tỷ đồng, tăng 42,8% cùng kỳ; cho vay trung và dài hạn giảm 7,6%. Thực hiện tốt chính sách cho vay hỗ trợ phát triển sản xuất theo quy định của Chính phủ nhằm giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội như: cho vay ưu đãi hộ nghèo sản xuất, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên, cho vay hỗ trợ đồng bào khó khăn; cho vay tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Dự kiến đến 31/12, tổng dư nợ cho vay tại các ngân hàng đạt 7.081 tỷ đồng, chiếm 16,8% tổng dư nợ; dự kiến tổng số nợ xấu là 1.100 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 2,15% tổng dư nợ.
- Dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoạt động ổn định; hàng hoá, bưu phẩm, bưu kiện, vật phẩm được chuyển, phát phục vụ nhanh chóng, kịp thời đáp ứng yêu cầu. Dịch vụ vận tải tiếp tục phát triển mạnh nhờ việc hoàn thành nâng cấp tuyến đường
huyết mạch đoạn Mông Dương - Móng Cái và nâng cấp một số bến cảng thủy nội địa (vận chuyển hành khách ước đạt: 32,923 triệu lượt người, tăng 22,5% so cùng kỳ; vận chuyển hàng hóa: 24,567 triệu tấn, bằng 13,9% so cùng kỳ). Tổng doanh thu vận tải ước đạt 5.066 tỷ đồng, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2010.
3.1.2.5. Về đầu tư phát triển
Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2011 thực hiện đạt 41.195 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra; trong bối cảnh lạm phát cao, đây là mức tăng khá của Tỉnh6, cụ thể: vốn ngân sách tập trung 6.336 tỷ đồng, chiếm 15,4%; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước 288 tỷ chiếm 0,7%; vốn các doanh nghiệp nhà nước (bao gồm vốn tự có và vốn vay, vốn huy động) 21.953 tỷ, chiếm 53,3%; vốn dân cư và doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 19,7%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chiếm 8,1%.
Năm 2011, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án, với tổng vốn đăng ký 26,4 triệu USD7, nâng tổng số dự án FDI trên địa bàn tỉnh lên 89 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 3,729 tỷ USD.
Số doanh nghiệp thành lập mới năm 2011 là 1.154 doanh nghiệp, bằng 85,48% so với năm 2010, tổng vốn đăng ký kinh doanh đạt 9.380 tỷ đồng, giảm 15,9% so với cùng kỳ. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 7.698 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, tổng số vốn đăng ký 84.366 tỷ đồng8.
3.1.2.6. Về Thu chi ngân sách nhà nước
Trước những khó khăn trong năm 2011, để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đề ra, Tỉnh đã tập trung bám sát các chỉ đạo của Trung ương và thực hiện quyết liệt các biện pháp quản lý, điều hành ngân sách, khuyến khích tạo
6 Tập đoàn Than đầu tư xây dựng một số hầm lò mới và nhiệt điện (Tổng mức đầu tư 17.401 tỷ đồng). Khởi công nhà máy điện Mông Dương 1, đầu tư xây dựng Siêu thị Metro của Công ty TNHH Metro Cash & Carry Việt Nam (gần 400 tỷ đồng).
7
Dự án Siêu thị Metro của Công ty TNHH Metro Cash & Carry 20,7 triệu USD và dự án nhà hàng dịch vụ Canada 0,7 triệu USD, thực hiện đạt 100% số vốn đăng ký; dự án sản xuất bao bì nhựa Ánh Dương thực hiện 1,5 triệu USD/5 triệu USD vốn đăng ký, đạt 30%.
8 Trong đó: Công ty cổ phần 2.545 tỷ (vốn 49.444 tỷ); Công ty TNHH 2 thành viên 2.770 tỷ (vốn 12.317 tỷ); Công ty TNHH 1 thành viên 1.392 tỷ (vốn 20.845 tỷ); DNTN 991 tỷ (vốn 1.757 tỷ đồng).
nguồn thu, kiểm soát chặt chẽ nhiệm vụ chi…Kết quả: Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt 26.344 tỷ đồng, trong đó: thu nội địa (phần cân đối ngân sách) đạt 13.150 tỷ đồng, tăng 35% CK, tăng 32% dự toán (vượt thu trên 3.000 tỷ dành cho thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển); thu xuất nhập khẩu đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 2,4% dự toán, các khoản thu được để lại quản lý qua ngân sách Nhà nước 194,5 tỷ đồng, tăng 35% dự toán.
Tổng chi ngân sách địa phương đạt 12.579,4 tỷ đồng, bằng 146% dự toán. Trong đó chi đầu tư phát triển đạt 6.336 tỷ đồng, chi thường xuyên 6.412,9 tỷ đồng, đạt 119% dự toán. Về cơ bản, nhiệm vụ chi đã đáp ứng được các nhiệm vụ HĐND tỉnh giao đầu năm và các nhiệm vụ đột xuất phát sinh.
3.1.2.7. Về Chương trình xây dựng nông thôn mới
Đã hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy từ cấp tỉnh đến cấp xã, công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới đã bước đầu tạo nhận thức và sự đồng thuận trong nhân dân. Đến nay, có 107/125 xã đã thông qua phương án quy hoạch và 27/107 xã đã được phê duyệt quy hoạch. Tỉnh đã hỗ trợ 1.507 tỷ đồng vốn ngân sách tập trung đầu tư các công trình thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi, trường học, nhà văn hóa thôn, nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn9
... Triển khai thực hiện