Những tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở SƠN LA (Trang 35 - 40)

III. Đánh giá chung về đầu tư xóa đói giảm nghèo ở Sơn La:

2.Những tồn tại và nguyên nhân:

Sơn La cũng là một trong những tỉnh có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, tuy nhiên, vì nhiều lý do, đặc biệt là những khó khăn về giao thông mà Sơn La chưa “bứt” lên được trong mục tiêu xoá đói giảm nghèo và phát triển. Theo thống kê của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, hiện toàn tỉnh có khoảng trên 24.000 hộ nghèo, chiếm 15,5% tổng số dân toàn tỉnh, trong đó đa số hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại các khu vực II và III. Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng đói nghèo của bộ phận cư dân khu vực này là: Cơ sở hạ tầng thấp kém, chưa hoàn thiện; tư liệu và phương tiện sản xuất lạc hậu; mặt bằng dân trí thấp... Sự đói nghèo của bộ phận dân cư này kéo theo hàng loạt các vấn đề xã hội khác mà các cấp chính quyền tỉnh Sơn La xác định không thể giải quyết trong một sớm một chiều.

 Do ảnh hưởng của lòng hồ thuỷ điện Sơn La, các hộ gia đình sống ven

hồ thiếu đất sản xuất, có nguy cơ tái nghèo. Một số hộ đã thoát nghèo, nhưng chưa bền vững. Số hộ cận nghèo cũng là một vấn đề đang cần được đầu tư hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, nhà ở, ổn định dân cư. Nhiều hộ không có đất sản xuất đã phải đi làm thuê cuốc mướn, thu nhặt lâm sản phụ, lấn chiếm đất lâm nghiệp, phá rừng đốt nương làm rẫy, việc làm không ổn định, đời sống gặp nhiều khó khăn.

Qua kết quả tổng hợp điều tra cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thiếu đất sản xuất là do đất canh tác không ổn định, đất sản xuất nông lâm nghiệp lại nằm ở địa hình dốc, nên đất thường bị rửa trôi, xói mòn, nghèo mùn, đạm, lân và kali, khiến năng suất canh tác thấp. Do đó cần được đầu tư cải tạo bằng phương pháp xây dựng nương định canh, hoặc khai hoang ruộng nước ở những nơi có điều kiện.

 Các dự án tái định cư thủy điện trong quá trình thực hiện đã bộc lộ nhiều khó khăn, vướng mắc, đặc biệt là việc triển khai chậm tiến độ các công việc có liên quan, trước hết là tiến độ lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chi tiết các khu (điểm) tái định cư. Thủy điện Sơn La là một điển hình. Cả 3 tỉnh Sơn La, Lai Châu và Điện Biên đến giữa năm 2006 mới chỉ lập và phê duyệt được 24 khu tái định cư, đạt 25% kế hoạch so với quy hoạch tổng thể. Tổng các dự án thành phần của 3 tỉnh đã lập là 516 nhưng mới phê duyệt được 210 dự án, đạt 41% kế hoạch. Công tác chuyển dân đến các khu tái định cư tiến độ cũng chậm so với yêu cầu

Nhiều nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ trên, trong đó chất lượng công tác quy hoạch tổng thể di dân, tái định cư còn thấp là mấu chốt. Những quy hoạch bài bản và có tầm nhìn dài cho các công trình thủy điện cho đến nay chúng ta còn rất thiếu. Việc Chính phủ quy định khống chế suất đầu tư bình quân 500 triệu đồng/hộ dẫn đến công tác lập quy hoạch chi tiết của các địa phương gặp nhiều khó khăn (do phải vừa đáp ứng cả yêu cầu đền bù đầy đủ, ổn định cuộc sống lâu dài cho dân, đồng thời vẫn phải bảo đảm không vượt quá mức trần đền bù đã quy định). Hệ quả của sự chậm trễ này là công tác giải ngân chậm, thủy điện Sơn La đến tháng 5-2006 mới giải ngân được 594 tỉ đồng, đạt 43% kế hoạch. Mặt khác, năng lực thực hiện di dân, tái định cư của các ban, ngành ở địa phương và các đơn vị tư vấn còn nhiều yếu kém, thiếu kinh nghiệm. Nhiều đơn vị được ủy ban nhân dân các tỉnh lựa chọn chỉ chuyên về xây dựng hạ tầng kỹ thuật mà rất ít am hiểu về lĩnh vực quy hoạch dân cư, di dân và tái định cư liên quan đến nhiều yếu tố xã hội.

 Mạng lưới y tế cơ sở cũng còn bộc lộ nhiều vấn đề như: Đội ngũ cán bộ y tế thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và cơ cấu chưa phù hợp; còn nhiều trạm y tế xuống cấp và có xã chưa có trạm y tế, hầu hết các trạm y tế

chưa đạt chuẩn quốc gia; các trang thiết bị chậm được đổi mới và ít được bổ sung thường xuyên; đội ngũ cán bộ quản lý trình độ còn nhiều bất cập; các xã vùng cao, biên giới, vùng xã xôi hẻo lánh ít được thụ hưởng các phương pháp khám chữa bệnh tiên tiến, công tác khám chữa bệnh, phòng dịch còn thụ động, ỷ lại trông chờ tuyến trên… vì vậy, ở các vùng nông thôn, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao, nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch bệnh luôn rình rập, một số vùng còn duy trì phong tục lạc hậu khi có người ốm đau

 Giáo dục - đào tạo Sơn La còn nhiều khó khăn, mâu thuẫn: Qui mô giáo dục phát triển nhanh, song các điều kiện đảm bảo như cơ sở vật chất kỹ thuật, ngân sách, đội ngũ giáo viên… còn chưa đáp ứng kịp thời. Công tác đào tạo nguồn nhân lực về cơ cấu, chất lượng còn nhiều bất cập, có nhiều chuyên ngành thừa, song cũng còn rất nhiều chuyên ngành thiếu và có sự chênh lệch giữa các dân tộc, các vùng, các ngành trong tỉnh. Công tác đào tạo chưa đồng bộ từ khâu qui hoạch, bố trí sử dụng; nguồn cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao và các chuyên gia đầu ngành thuộc các lĩnh vực còn thiếu nhiều. Các Trung tâm học tập cộng đồng phát triển chậm, chưa đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, học tập suốt đời của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Sự năng động tham gia của các cấp, các ngành và sự chủ động đầu tư cho các lĩnh vực giáo dục trong từng giai đoạn còn nhiều hạn chế.

Chất lượng giáo dục - đào tạo so với toàn quốc nhìn chung còn thấp, chưa đồng đều giữa các vùng. Tỷ lệ học sinh trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng chưa cao. Quy mô đào tạo nghề còn nhỏ; cán bộ khoa học kỹ thuật trình độ cao, cán bộ là người dân tộc thiếu số còn thiếu nhiều, tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp. Cơ sở vật chất trường học vẫn còn thiếu thốn, số lượng phòng học tạm chiếm tỷ lệ cao. Các phòng học bộ môn, phòng, chức năng, nhà hiệu bộ hầu như chưa có. Công tác xã hội hoá giáo dục chuyến biến chưa mạnh mẽ, quá trình đa dạng hoá các loại hình giáo dục ngoài công lập còn chậm.

Nguyên nhân của những yếu kém, tồn tại trên đây trước hết là do công tác quản lý, chỉ đạo ở một số địa phương còn hạn chế, một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục chưa được đào tạo cơ bản và đồng bộ về kiến thức quản

lý, lý luận chính trị và còn thiếu kinh nghiệm chậm đổi mới về tư duy và phương thức quản lý; công tác tham mưu kém hiệu quả. Một bộ phận giáo viên chậm đổi mới phương pháp; vẫn còn giáo viên vi phạm các tệ nạn xã hội. Sự phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên chưa chặt chẽ. Sự kết hợp giữa các cấp, các ngành, các lực lượng trong xã hội với ngành giáo dục - đào tạo chưa đồng bộ, khả năng đầu tư và đóng góp cho giáo dục - đào tạo chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ XÓAĐÓI GIẢM NGHÈO Ở SƠN LA: ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở SƠN LA:

I. Định hướng hoạt động đầu tư xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Sơn La:

Thứ nhất, tập trung phát triển kinh tế để đạt mục tiêu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 15,5%/năm (2001 - 2010), trong đó giai đoạn 2005 – 2010 đạt 18-20%/năm; GDP bình quân đầu người đạt 500USD; thu ngân sách tại địa phương đạt 500 tỷ dồng; giảm số hộ nghèo xuống còn 5%. Chuyển đổi cơ cấu đầu tư và hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư, tăng cường các nguồn lực cho phát triển, tạo đà thúc đẩy tăng cường các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ để đạt chỉ tiêu về dịch chuyển cơ cấu kinh tế.

Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tăng cường các biện pháp tăng thu nhập trên một ha canh tác đạt từ 20-25 triệu đồng/năm. Xây dựng vành đai thực phẩm phục vụ Công trình thủy điện Sơn La, thị trường trong nước và xuất khẩu với mục tiêu cụ thể tới năm 2010: có 4-5 vạn con bò thịt chất lượng cao; sản lượng lương thực có hạt đạt 33 tấn; phát triển vùng nguyên liệu cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu, trong đó cây chè, cây ăn quả chất lượng cao được xác định là khâu đột phá năm 2010; định hình 1,5 vạn ha chè, chủ yếu là giống chè ngoại nhập chất lượng cao; 3 vạn ha cây ăn quả, trong đó có 50% là giống cây ăn quả đạt chất lượng cao. Tiếp tục bảo vệ và phát triển vốn rừng, nâng độ che phủ của rừng lên 60-65%.

Chú trọng đầu tư đẩy mạnh nhanh tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, phát triển ngành nghề, dịch vụ với mục tiêu; giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 32,5%/năm (2001-2010), chú trọng phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa; ngành nghề nông thôn; hình thành nông thôn; hình thành hệ thống dịch vụ phục vụ công trường thủy điện Sơn La, phục vụ cho các địa bàn tái định cư, các khu đô thị mới; hoàn thiện đề án đầu tư khu du lịch cao nguyên Mộc Châu.

Tăng cường đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển các khu đô thị mới. Trong đó: chú trọng phát triển mạng lưới giao thông cả về đường bộ,

đường thủy, đường hàng không. Xúc tiến các giải pháp thực hiện lộ trình nâng cấp thị xã Sơn La lên đô thị loại III và lên thành phố vào năm 2008; nâng cấp thị trấn Mai Sơn, Mộc Châu lên thị xã; xây dựng mới một số thị trấn như thị trấn Quỳnh Nhai, thị trấn Mường La, huyện Sốp Cộp, thị trấn Khu công trường thủy điện, xây dựng khu tái định cư với kết cấu hạ tầng đồng bộ, đáp ứng mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn; ưu tiên đầu tư các khu công nghiệp, khu đô thị mới.

Thứ hai, tập trung giải quyết tốt các vấn đề xã hội, phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo khoa học công nghệ để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến năm 2010, 100% số xã, phường thị trấn đạt tiêu chuẩn trung học cơ sở. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật là con em các dân tộc trong tỉnh phục vụ cho xây dựng công trình thủy điện Sơn La và chương trình tái định cư, xây dựng bản mới phát triển toàn diện; tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở; thực hiện chính sách thu hút đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý, khoa học xã hội và nhân văn phục vụ chương trình phát triển kinh tế - công nghệ trên tất cả các lĩnh vực nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, xây dựng một số khi công nghệ cao tại cao nguyên Mộc Châu và một số trung tâm đô thị lớn, vùng sản xuất tập trung; nâng cao chất lượng cao tại thành phố Sơn La, các thị xã Mại Sơn, Mộc Châu, công trình thủy điện và các khu tái định cư; tập trung nguồn lực giải quyết các vấn đề xã hội bức xúc, trọng tâm là xóa đói giảm nghèo và phòng chống tệ ma túy.

Thứ ba, đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng, an toàn, có tính bền vững cao, hấp dẫn để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước; quyết tâm đưa Sơn La trở thành một địa chỉ tiềm năng và tin cậy của nhà đầu tư.

Thứ tư, giữ vững quốc phòng –an ninh, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở SƠN LA (Trang 35 - 40)