Đầu tư cho nhà ở, định canh định cư:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở SƠN LA (Trang 28 - 30)

Tỉnh Sơn La tuyên truyền vận động và di chuyển 6.700 hộ/12.500 hộ, đạt 54% di dân tái định cư phục vụ xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La. Đây không chỉ đảm bảo tiến độ tái định cư mà là mô hình tốt đưa dân tới nơi ở mới có điều kiện sống tốt hơn, đặc biệt là tạo được cơ chế di dân tốt được nhân dân đồng tình ủng hộ.

Người dân được cấp nhà sàn bêtông, cốt thép trên diện tích đất ở 400m2, được chia bình quân 1,5ha đất canh tác/hộ, nếu không nhận đất canh tác thì nhận bò sữa, bò thịt nuôi… Mô hình này được xem là thất bại dù mức đầu tư cho một hộ gia đình lên tới 500 triệu đồng (tính cả tiền đầu tư cơ sở hạ tầng).

Nguyên nhân là do người dân chưa thấy được “bằng hoặc hơn nơi ở cũ” như mục tiêu ban đầu đề ra, nhất là người dân tộc La Ha vẫn quen sống với không gian rộng lớn hơn.Tỉnh chuyển sang mô hình thứ hai. Quan điểm, chủ trương của tỉnh cũng đã được điều chỉnh, không phải chung chung “đến nơi ở mới sẽ bằng hoặc hơn nơi ở cũ”, mà phải tạo mọi điều kiện để dân hài lòng hơn hẳn nơi ở cũ. Với mô hình mới, người dân được trực tiếp tham gia công tác qui hoạch, được bàn luận trực tiếp vào phương án sản xuất.

Trong khi đó tỉnh lo phần san lấp mặt bằng nơi tái định cư, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, rồi chia từng lô như nhau sau đó để dân bốc thăm, tự lo dựng nhà. Mỗi nhà di chuyển được hỗ trợ ít nhất 50 triệu đồng (bốn người), hộ nào đông hơn bốn người thì cứ thêm một người sẽ được nhận thêm 10 triệu đồng. Toàn bộ chi phí vận chuyển từ nơi cũ đến nơi ở mới sẽ được tỉnh hỗ trợ.

Mô hình này được dân hoan nghênh đón nhận, việc triển khai dễ dàng, nhanh chóng hơn. Người dân không chỉ dựng được nhà mới theo ý mình mà còn có tiền dư ra để mua sắm vật dụng, trang thiết bị thiết yếu trong gia đình.

Với mục tiêu tập trung giải quyết 4 vấn đề chủ yếu theo Quyết định 134/2005/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ: (đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt), 6 tháng đầu năm 2006, Sơn La đã hỗ trợ nhà ở cho 603 hộ với tổng số vốn đầu tư hơn 3 tỷ đồng, 41 công trình nước sinh hoạt tập trung với số vốn gần 6 tỷ đồng, trong đó có 6 công trình nhà ở đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, đáp ứng một phần nhu cầu bức thiết về nhà ở, nước sinh hoạt của đồng bào dân tộc thiểu số nghèo. Nhưng thực tế cho thấy, hiện nay toàn tỉnh Sơn La còn tới 2.900 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo cần hỗ trợ 58 ha đất ở; 18.632 hộ cần hỗ trợ nhà ở, 16.178 hộ cần hỗ trợ 6.363ha đất sản xuất và hơn 11.000 hộ cần hỗ trợ nước sinh hoạt với khoảng hơn 1.600 công trình nước tập trung, 3.147 giếng khoan, 8.215 bể chứa nước

Ông Thào A Giàng- Trưởng Ban Dân tộc, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 134 tỉnh Sơn La cho biết: “Trong quá trình thực hiện, công tác khảo sát, thống kê và xác định đối tượng hưởng thụ chính sách theo Quyết định 134 trên địa bàn tỉnh chưa chặt chẽ, chưa xác định được đối tượng ưu tiên nên khi giao vốn để thực hiện lại chưa tiến hành đầu tư được

ngay. Bên cạnh đó, tiến độ tổ chức thực hiện còn chậm, một số huyện có dấu hiệu chọn sai đối tượng và chưa quan tâm đúng mức để ưu tiên hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, chưa hỗ trợ công trình nước phân tán cho hộ gia đình nghèo. Quá chú trọng làm công trình nước tập trung…“. Để từng bước khắc phục những hạn chế nêu trên, từ nay đến cuối năm 2005, Sơn La sẽ tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, đồng thời tiếp tục chỉ đạo chuẩn bị đầu tư hỗ trợ vốn đợt 2, trên tinh thần ưu tiên cho hộ nghèo chưa có nhà hoặc nhà ở dột nát, tạm bợ. Tất cả các loại vật liệu và tiền mặt hỗ trợ làm nhà cho các hộ phải xuất phát từ nhu cầu chính đáng của hộ, tránh áp đặt chủ quan. Các công trình nước tập trung, phải gắn với yêu cầu của dân và hiệu quả đầu tư. Tỉnh Sơn La cũng đã chỉ đạo cho các cấp uỷ, chính quyền, ban ngành tăng cường công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đồng thời trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn bà con phát triển kinh tế, cải tạo đất, không để hoang hoá, bạc màu, kém hiệu quả… Kịp thời ngăn chặn các trường hợp đồng bào dân tộc thiểu số có đất không sản xuất mà chuyển nhượng cho các hộ khác. Từ nay đến năm 2010, Sơn La phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn dưới 10%; trên 90% số hộ dân tộc thiểu số có nhà ở bền vững và được sử dụng nước sạch; 95% số hộ dân tộc thiểu số nghèo có đất ở và đất sản xuất.

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Ở SƠN LA (Trang 28 - 30)