Kết quả ước lượng với 7 nhóm hàng hóa

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của việt nam với tpp (Trang 37 - 43)

Hầu hết các nghiên cứu trước đây đều chỉ ra rằng mô hình hấp dẫn áp dụng thành công với số liệu tổng hợp, khi luồng thương mại song phương được hồi quy theo GDP và khoảng cách. Chỉ một số ít nghiên cứu xem xét kim ngạch xuất nhập khẩu dưới góc độ các ngành và nhóm ngành. Thuy Nguyen và Jean-Louis Arcand (2009) phân loại hàng hóa theo 3 nhóm: hàng hóa đồng nhất (homogeneous goods), hàng hóa khác biệt (heterogenous goods) và hàng hóa giá tham chiếu (reference price goods). Ngoài ra, Vũ Hoàng Nam, Nguyễn Thị Hà Trang và Nguyễn Thanh Tâm (2010) xem xét trao đổi giữa 7 nhóm hàng hóa phân theo SITC và 2 nhóm: hàng thô hoặc mới sơ chế và hàng chế biến hoặc đã tinh chế. Hai nghiên cứu này dù có cách phân loại hàng hóa khác nhau nhưng đều có điểm chung trong kết luận: đó là các mặt hàng khác nhau có độ co giãn theo thu nhập và khoảng cách khác nhau.

Từ việc tham khảo các nghiên cứu trên, tác giả phân tích luồng thương mại song phương theo 7 nhóm hàng. 7 nhóm hàng này chiếm phần lớn tỷ trọng trao đổi thương mại

32

của Việt Nam và đây là 7 nhóm hàng đàm phán TPP đặc biệt quan tâm. Số liệu xuất khẩu, nhập khẩu của các nhóm hàng hóa và các số liệu khác cũng được lấy từ cùng nguồn như đã nêu ở phần trên trên. Các biến giải thích được tác giả giữ nguyên trong mô hình, trừ biến FDI, do tác giả không tìm được số liệu FDI phân theo từng nhóm hàng. Vì biến FDI được loại ra khỏi mô hình nên tác giả thu thập thêm được số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam với 75 quốc gia, nâng tổng số quan sát lên 1200 (75 quốc gia*16 năm). Biến phụ thuộc được thay bằng tổng xuất khẩu và nhập khẩu của các nhóm hàng: ln(EXVNi+IMjVN)k trong đó: k là số nhóm hàng hóa (k=1,2,….,7). Phương pháp ước lượng được lựa chọn là hồi quy ngẫu nhiên (RE).

33 Bảng 4: Kết quả ước lượng với 7 nhóm hàng hóa

(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)

VARIABLES Crude Chemical Fuels Food OthrManf Textiles Transp

lnGDPT 0.992*** 2.087*** 0.904*** 0.774*** 2.290*** 1.421*** 2.524*** (0.0653) (0.0793) (0.144) (0.234) (0.0722) (0.0760) (0.0846) lnPOPT 0.236 -0.490*** 0.377 1.836*** -0.182 0.877*** -0.985*** (0.137) (0.151) (0.289) (0.476) (0.131) (0.159) (0.181) Lnrer -0.183*** 0.0813*** 0.0933* 0.0405 0.0243 -0.155*** 0.0692** (0.0240) (0.0283) (0.0559) (0.0863) (0.0223) (0.0285) (0.0294) Lndist -1.180*** -0.837*** -1.236*** -0.799* -1.589*** -1.426*** -1.230*** (0.149) (0.183) (0.254) (0.453) (0.140) (0.191) (0.173) comcontinent -1.036*** 0.943*** 3.368*** -1.207** -0.218 -0.646*** -0.814*** (0.225) (0.220) (0.418) (0.485) (0.189) (0.226) (0.227) Contig 0.896*** -1.606*** -1.566* 0.260 -1.598*** -2.024*** 0.0461 (0.225) (0.353) (0.806) (0.785) (0.309) (0.398) (0.389) landlocked 0.281 -0.261 -1.192** -0.462 -0.0916 0.517** 0.114 (0.189) (0.215) (0.594) (0.412) (0.159) (0.212) (0.178)

34 AFTA 0.258 -1.629 0.855* 2.549*** 0.437* 0.654 2.670*** (0.245) (0.330) (0.459) (0.881) (0.270) (0.313) (0.317) TPP 1.530*** -0.0778 1.301*** 2.242*** -0.401 0.617*** -0.591** (0.212) (0.201) (0.395) (0.852) (0.255) (0.211) (0.248) Constant -29.85*** -16.94*** -21.21*** -17.84*** -24.95*** -27.91*** 8.609*** (2.237) (2.038) (2.981) (1.913) (1.993) (2.278) (3.258) Observations 1,200 1,200 1200 1200 1200 1200 1200 R-squared Number of id Year effect 0.448 75 Yes 0.622 75 Yes 0.521 75 Yes 0.513 75 Yes 0.660 75 Yes 0.505 75 Yes 0.600 75 Yes Robust standard errors in parentheses

35 Chú thích :

Crude –Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu (SITC 2-22-26-27-28) Chemical – Hóa chất và sản phẩm liên quan(SITC 5)

Food – Lương thực, thực phẩm (SITC 0+1+22+4)

Fuels – Nhiên liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan (SITC 3) Miscl – Hàng hóa khác (SITC 9)

OresMtls – Quặng sắt và kim loại (SITC 27+28+68) OthrManf – Hàng chế biến khác (SITC 6+8-68-65-84) Textiles – Dệt may (SITC 26+65+84)

Transp – Máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng (SITC 7) ***: Mức ý nghĩa 10%

**: Mức ý nghĩa 5% *: Mức ý nghĩa 1%

Year effect: Tất cả các mô hình đều chịu tác động của yếu tố thời gian

Hệ số R2 ở tất cả các mô hình đều lớn hơn 50%, trừ với nhóm hàng nguyên liệu thô (Crude). Biến GDPT dương và có ý nghĩa thống kê ở tất cả các mô hình, đặc biệt với mặt hàng máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng (2.52%), hóa chất (2.08%) và mặt hàng chế biến (2.29%) (điện thoại, máy vi tính, linh kiện điện tử….). Điều này cho thấy các mặt hàng này khá nhạy cảm với thu nhập. Các quốc gia giàu có và thịnh vượng có xu hướng quan tâm nhiều hơn đến cơ sở hạ tầng như phương tiện vận tải, các sản phẩm công nghệ như điện thoại và máy vi tính và mĩ phẩm, dược phẩm và hóa chất.

Biến dân số có ý nghĩa thống kê và mang dấu dương với nhóm hàng dệt may và lương thực, thực phẩm. Có thể nói, đây là hai nhóm hàng thâm dụng lao động nên sự gia tăng dân số đồng nghĩa với nguồn cung lao động dồi dào và có khả năng phục vụ cho quá trình sản xuất. Với nhóm hàng hóa chất và máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng, dân số tăng lên có tác động ngược chiều với luồng thương mại bởi hai nhóm hàng này thâm dụng vốn và dân số tăng lên làm cho lượng tiêu thụ hàng hóa càng nhiều, kiềm chế hoạt động giao thương. Biến khoảng cách có tác động tiêu cực ở hầu hết các mô hình, đặc biệt là nhóm

36

hàng nhiên liệu và hàng chế biến các loại. Biến tỷ giá có tác động âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 99% với mặt hàng nguyên liệu thô và dệt may.

Biến giả cùng lục địa (comcontinent) chỉ ra Việt Nam hầu như trao đổi thương mại nhiều với các nước châu Á mặt hàng hóa chất và nhiêu liệu. Biến giả tiếp giáp biên giới (contig) cho thấy Việt Nam chủ yếu trao đổi với ba nước Lào, Campuchia và Thái Lan mặt hàng nguyên liệu thô. Biến giả bao phủ bởi đất liền (landlock) dường như chỉ có ý nghĩa với nhóm hàng dệt may và nguyên liệu thô.

Biến giả AFTA mang dấu dương và có ý nghĩa thống kê với bốn mặt hàng, trong đó hai mặt hàng có hệ số lớn hơn 2 là lương thực, thực phẩm (2.54 %) và máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng (2.67%). Trong thương mại nội khối AFTA (ASEAN), Việt Nam có quan hệ giao thương gắn kết với ba thị trường chính là Singapore, Malaysia và Thái Lan. Theo thống kê của bộ thương mại, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Thái Lan chủ yếu là các mặt hàng nông sản như ngô, đậu nành, bạch đàn và dầu cọ. Trong khi đó, với Singapore và Malaysia, hầu hết kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa tập trung vào máy móc, thiết bị và dụng cụ phụ tùng.

Biến giả TPP có tác động cùng chiều với hầu hết các nhóm hàng, trừ máy móc, phương tiện vận tải, phụ tùng. Đặc biệt, nếu nước đối tác là thành viên của TPP thì tổng xuất nhập khẩu mặt hàng dệt may tăng lên 0.61%, với điều kiện các yếu tố khác không đổi. Điều này không mấy ngạc nhiên bởi TPP bao gồm Hoa Kỳ, thị trường tiêu thụ mặt hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Hơn thế, hệ số cao ở ngành lương thực, thực phẩm, nguyên liệu thô và nhiên liệu thô cho thấy hiện nay Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển giao thương các mặt hàng này. Hiệp định TPP sẽ giúp các nước tận dụng được lợi thế so sánh của mình: Việt Nam có lợi thế lớn về sản xuất lương thực, thực phẩm (gạo, ngô, cà-phê và chè) trong khi các quốc gia TPP như Peru đứng đầu về tài nguyên thiên nhiên (đồng, vàng, kẽm và bạc), như Chile đứng đầu về xuất khẩu rượu vang, dầu cá, quặng đồng, như Singapore đứng đầu về xăng dầu các loại, sắt thép các loại và dầu thô.

37

Chương 5: Những giải pháp nhằm thúc đẩy luồng thương mại hàng hóa của Việt Nam

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của việt nam với tpp (Trang 37 - 43)