Mô hình định lượng

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của việt nam với tpp (Trang 28 - 30)

Dựa trên lí thuyết ở chương 2 và số liệu bảng (panel data) sẵn có, tác giả đã chọn mô hình sau để đánh giá tác động của các nhân tố tác động tới xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam:

LnEXVNjt = β0 + β1 lnGDPTt +β2 lnPOPTt + β3lndist+ β4lnRERt + β5lnFDIt + β6col45+β7colony+β8comcotinent+ β9AFTA + β10TPP + β11lanlocked +ζt + εijt

LnIMjVNt = β0 + β1 lnGDPTt +β2 lnPOPTt + β3lndist+ β4lnRERt + β5lnFDIt + β6col45+β7colony+β8comcotinent+ β9AFTA + β10TPP + β11lanlocked +ζt + εijt

trong đó:

EXVNjt; IMjVNt: giá trị xuất khẩu và nhập khẩu giữa Việt Nam và nước j tại năm t. GDPTt: tổng sản phẩm quốc nội của Việt Nam và nước j tại năm t.

23

Dist: khoảng cách địa lí giữa Việt Nam và nước j. Khoảng cách không thay đổi theo thời gian.

RERt: tỷ giá hối đoái của Việt Nam với nước đối tác tại năm t. FDIt : đầu tư trực tiếp từ nước j vào Việt Nam tại năm t.

comcontinent: biến giả=1 nếu hai nước cùng lục địa và ngược lại thì bằng 0 contig: biến giả =1 nếu hai nước cùng biên giới và ngược lại thì bằng 0

landlocked: biến giả=1 nếu nước đối tác bị bao quanh bởi đất liền và ngược lại thì bằng 0 AFTA: biến giả=1 nếu nước đối tác là thành viên của AFTA và ngược lại thì bằng 0. Số liệu về AFTA không thay đổi trong khoảng thời gian 1997-2012.

TPP: biến giả=1 nếu nước đối tác là thành viên của TPP vào năm t và ngược lại thì bằng 0.

β0 : hệ số chặn

ζt : ảnh hưởng của thời gian εijt : nhiễu trắng

t: 1997, 1998, 1999,…., 2012

Bài viết vận dụng mô hình lực hấp dẫn mở rộng để đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa đến luồng thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước đối tác, đặc biệt là các quốc gia thành viên TPP. Tác giả lựa chọn mô hình song phương một chiều thay vì đa phương bởi hai lí do chính. Thứ nhất, trong phương trình lực hấp dẫn cổ điển, chúng ta không thể phân biệt giữa nước xuất khẩu và nước nhập khẩu, mặc dù, điều đó phản ứng khác biệt đến tự do hóa thương mại và sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái thực. Khía cạnh quốc gia, mặt khác, cho chúng ta thấy sự khác biệt. Đồng thời, hồi quy theo luồng thương mại song phương có thể bao gồm các yếu tố cụ thể của quốc gianên ước lượng sẽ chính xác hơn.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt nam sang một số nước trong các năm nhận giá trị bằng 0 nên không thể lấy giá trị logarit tự nhiên. Do đó, để dễ dàng trong quá trình ước lượng, mô hình được điều chỉnh bằng cách thay giá trị EXVNjt; IMjVNt được thay bằng EXVNjt +1; IMjVNt +1. Cụ thể:

24

Ln(EXVNt+1) = β0 + β1 lnGDPTt +β2 lnPOPTt + β3lndist+ β4lnRERt + β5lnFDIt + β6col45 + β7colony +β8comcotinent+ β9AFTA + β10TPP + β11lanlocked +ζt + εijt

Ln(IMVNt+1) = β0 + β1 lnGDPTt +β2 lnPOPTt + β3lndist+ β4lnRERt + β5lnFDIt + β6col45 + β7colony +β8comcotinent+ β9AFTA + β10TPP + β11lanlocked +ζt + εijt

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ tập trung thương mại của việt nam với tpp (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)