Giữ gìn và bảo tồn những giá trị văn hoá trên trang phục truyền thống người Mưòng

Một phần của tài liệu VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG Ở HOÀ BÌNH QUA TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG (Trang 34 - 37)

thống người Mưòng

Giá trị thẩm mỹ trên trang phục của người Mưòng là kết quả lao động của con người. Các nhà nhân văn và xã hội học thường xếp trang phục vào văn hoá vật chất cùng với các yếu tố khác như nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt, công cụ sản xuất, phương tiện vận chuuyển, ăn uống…. trong các yếu tố văn hoá trên trang phục chiếm vị trí khá quan trọng bởi lẽ trang phục là một thành tố văn hoá vật chất gắn với con ngưòi .

Trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng giúp ta có thể phân biệt được tộc người này với tộc người khác. Trang phục không chỉ thoả mãn nhu cầu mặc, còn thoả mãn nhu cầu làm đẹp của con người.

Qua quá trình tìm kiếm học hỏi và làm ra trang phục là quá trình làm đẹp sáng tạo để tạo ra nguyên liệu cho nghề trồng dệt vải, là quá trình phát triển của nền “ văn minh công nghiệp”.Trong tác phẩm “ nguồn gốc của gia đình của xã hội tự nhiên và nhà nước” Ph. Ăngghen đã chỉ ra rằng: từ thời đại dã man sang thời đại văn minh được đánh giá bởi hai thành tựu có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính cách mạng trong lịch sử nhân loại. “ thành tựu thứ nhất là khung dệt, thành tựu thứ hai là nấu quặng và ché tạo đồ kim loại”. Nghề dệt vải của người Mường nói riêng và các dân tộc người khác nói chung là nghề phụ trong gia đình. Chưa tách khỏi nông nghiệp. Vai trò của người dân chiếm vị trí quan trọng. Quy trình tạo nguồn nguyên liệu dệt vải và cắt may trang phục. Với đức tính bẩm sinh là cần cù, khéo tay, sang tạo họ làm rat trang phục.

Cách trang trí hoa văn trên trang phục: cũng như tộc người khác, thẩm mỹ được thể hiện rõ trêm trang phục phụ nữ. Đối với trang phục phụ nữ Mường, thẩm mỹ được thể hiện rất rõ trên cạp váy. Giáo sư Từ Chi nhận xét: “ cạp váy không chỉ là một bộ phận của trang phục. nó còn chiếm một vị trí quan trọng bậc nhất” trong nền nghệ thuật trang trí cổ truyền dân tộc Mưòng. Cũng có thể nói là vị trí “ duy nhất” vì trong cuộc sống thường nhật của người Mưòng nghệ thuật tạo hình được phô diễn trong kiến trúc nhà ở, trên đồ dùng sinh hoạt, đồ thủ công mỹ nghệ. Người Mường không có nhà mồ ,tượng mồ như Bana,Giarai. Không có tranh thờ như Dao, Nùng. Vì vậy cạp váy được coi là vị trí “quan trọng” nhất thể hiện nghệ thuật tạo hình dân tộc người Mường.

Nguyễn Từ Chi còn cho rằng hoa văn cạp váy Mường “ có vạch lại một cách khá rõ, tuy chưa đầy đủ, hoa văn trên mặt trống đồng Đông Sơn, mà cả đa số hình hoạ lẫn bố cục chung.

Với những nhận xét trên cớ thể khẳng định, hoa văn cạp váy Mưòng có một vị trí quan trọng trong nền văn hoá Mưòng nói riêng và văn hoá việt nói chung.

Giáo sư Từ Chi cũng nhận xét: “ cạp váy Mưòng còn “gắn” lại đến tận ngày nay một ssố mô típ bố cục lớn là hồi âm của văn minh “cổ xưa” và ông cũng cho rằng dưói con mắt ngưòi Mưòng, cạp váy là một biểu hiện của truyền thống của lối sống cha ông mà họ chưa đang tâm đoạn tuyệt hẳn.

Hoa văn với tính chất là một loại hình nghệ thuật nó phản ánh tâm tư, tình cảm, óc thẩm mỹ tài năng sang tạo của người dệt. Cùng một loại hoa văn nhưng người già và người trẻ lại có cách bố trí màu sắc khác nhau. Ngưòi già thi có cách bố trí theo lối truyền thống còn ngưòi trẻ thì phóng khoáng hơn rực rỡ hơn, có nhiều cải biến. về xuất xứ của hoa văn cạp váy Mưòng, văn học dân gian Mường có truyền thuyết “ khao che nghe chông đánh nhau” với vua Dịt Dàng đẻ trả thù cho cha là Bù Lẹnh Bù Lèm và hình tượng con

muông đin vin đượng vượng trở thành nguồn gốc các kiểu hoa văn trên cạp váy. Câu chuyện còn được lưu truyền trong “Đẻ đất - Đẻ nước”

“Thơ bên bắc nghe vua săn muông đã đổ đến xem đến ngó

Trở về dệt nên áo vóc gấn thêu rồng Thợ bên đông đến xem đến ngó Trở về dệt nên áo Lông công cá Cô gáiRự,xá, Mường,Lào

Nghe quân vua săb muông đã đổ Hăm hở cầm go và thước

Dệt hình trái tram, thạch sung Dệt nên hình vằn vàng hoa vàng Nghe vua săn mùng đã đổ

Măn hổ cầm go cầm thước Dệt được hình vằn sống lưng

Cô gái Mưòng Động , Mường Thang, Mường Vang Nghe vua săn muông đã đổ

Hăm hở cầm go cầm thước Cô gái Mường Bi,Mường Lỗ Bước đến sau cùng

Không13 dệt được hình được dáng…”

Hoa văn là một sáng độc đáo của văn hoá Mưòng, nó thể hiện tài năng sáng tạo, tính kiên trì của người phụ nữ Mưòng.

Trang phục Mường nói riêng là hình tượng văn hoá vật chất vận hành sống động trong đới sống cư dân. Có ý nghĩa thiết thực trong đời sống nên việc giữu gìn và phát huy là một viêc làm cần thiết, để khỏi mai một đi những giá trị văn hoá riêng độc đáo đó.

Bên cạnh việc không tự ý thức được tầm quan trọng của việc giữ gìn, bảo lưu sắc phục truyền thống là sự tác động mạnh mẽ, ồ ạt. của văn hoá nước ngoài , trong đó đièu dễ nhận thấy, dễ bắt trước nhất là trang phục. Hơnnưa sự tàn ngập của quầnáo may sẵn trên thị trường đã thu hút, hấp dẫn đối với nhiều cô gái Mường vì đẻ có một trang phục dân tộc phỉ mất rất nhiều thời gian để một tấm cạp váy và may áo yếm, và tênh. Một số người cho rằng việc mặc áo truyền thống không tiện lợi cho việc đồng áng và sinh hoạt nên họ đã rời xa dần trang phục truyền thống.

Một phần của tài liệu VĂN HOÁ DÂN TỘC MƯỜNG Ở HOÀ BÌNH QUA TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG (Trang 34 - 37)