DÙNG (TỶ LỆ LẠM PHÁT)
4.1. Dự báo thu nhập hộ gia đình
Nâng cao mức sống của dân cƣ là một mục tiêu rất cơ bản của mọi quốc gia. Dân có giàu, nƣớc mới mạnh, mặt khác, đời sống vật chất lên cao kéo theo
đời sống tinh thần cũng đi lên. Ở nhiều nƣớc trên thế giới, do mức thu nhập cao nên ngƣời dân ấm no và hạnh phúc, nhà cửa khang trang, ăn mặc chỉnh tề, vui chơi giải trắ trở thành một nhu cầu thiết yếu của đời sống bên cạnh việc tham gia tắch cực trong sản xuất kinh doanh của toàn xã hội. Ở các nƣớc có mức thu nhập cao, ngƣời lao động không còn lo đến việc ăn ở mà chi lo tắch lũy chút tiền để đến kỳ nghỉ đi du lịch sang các nƣớc khác. Ở nƣớc ta, mức thu nhập của ngƣời dân còn thấp, vì vậy nâng cao mức thu nhập của các hộ gia đình trở thành một nhiệm vụ lớn của Đảng và Nhà nƣớc. Với lý do này chỉ tiêu thống kê Ộmức thu nhập bình quân một hộỢ trở thành một chỉ tiêu thống kê quan trọng cần đƣợc theo dõi thƣờng xuyên. Vì vậy, cứ hai năm một lần chúng ta tổ chức một cuộc điều tra khảo sát mức sống hộ gia đình. Tuy nhiên, bên cạnh nhu cầu thông tin phản ánh tình hình thu nhập thực tế của các hộ gia đình, cần có các thông tin dự báo, bởi có nhƣ vậy mới biết khả năng sắp tới thu nhập của các hộ gia đình nhƣ thế nào để từ đó có những biện pháp thúc đẩy mức thu nhập của ngƣời dân lên cao. Hơn thế nữa, dù thu nhập bình quân đầu ngƣời tăng, song chỉ số giá tiêu dùng cũng tăng thì chƣa chắc đời sống của ngƣời dân đƣợc nâng lên. Ngƣợc lại, nếu tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng cao hơn so với tốc độ tăng của thu nhập bình quân một đầu ngƣời thì mức sống của ngƣời dân còn có thể bị giảm. Vì vậy, việc dự báo chỉ tiêu này quan trọng.
Để dự báo thu nhập bình quân một đầu ngƣời ngƣời ta cũng thƣờng sử dụng một trong hai phƣơng pháp, đó là dự báo theo dãy số thời gian hoặc dự báo theo phƣơng pháp tƣơng quan hồi quy đa nhân tố. Quy trình thực hiện các phƣơng pháp này giống nhƣ đã đƣợc trình bày ở các phần dự báo trên. Tuy nhiên, còn có thể dự báo chỉ tiêu này còn có thể dự báo bằng phƣơng pháp kết hợp, đó là dự báo riêng cho chỉ tiêu thu nhập, đại diện là chỉ tiêu GDP, và dự báo riêng cho chỉ tiêu số lƣợng dân số sau đó sử dụng kết quả dự báo đƣợc để tắnh thu nhập bình quân đầu ngƣời.
Phƣơng pháp này có ƣu điểm là cho phép tận dụng hai nguồn số liệu khác nhau để dự báo. Mặt khác, về mặt phƣơng pháp luận nó cho phép tận dụng riêng rẽ quy luật phát triển của hai chỉ tiêu từ đó tránh đƣợc sự nhầm lẫn trong việc phát hiện quy luật của một hiện tƣợng bị hai hiện tƣợng chi phối. Hơn thế nữa, phƣơng pháp này còn cho phép áp dụng các phƣơng pháp dự báo khác nhau cho từng chỉ tiêu.
Bên cạnh ƣu điểm trên, dự báo theo phƣơng pháp kết hợp cũng có một hạn chế là nó chịu sai số của hai chỉ tiêu nên sai số dự báo có thể lớn hơn so với của phƣơng pháp không kết hợp. Tuy nhiên, kết quả dự báo cho chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu ngƣời sử dụng phƣơng pháp kết hợp đƣợc trình bày dƣới đây sẽ cho thấy trong chừng mực nhất định vẫn có thể sử dụng phƣơng pháp kết hợp để dự báo.
4.2. Dự báo chỉ số giá tiêu dùng
Nhƣ đã biết, lạm phát là một chỉ tiêu kinh tế- xã hội đƣợc nhiều quốc gia quan tâm và luôn muốn biết tƣơng lai của chỉ tiêu này nhƣ thế nào. Thực tế cho thấy, nếu tỷ lệ lạm phát cao và kéo dài liên tục, đời sống của dân chúng sẽ bị ảnh hƣởng nặng nề vì vậy dẫn đến các hệ quả xã hội nghiêm trọng. Trong bối cảnh tỷ lệ lạm phát cao kéo dài, ở nhiều quốc gia, dân chúng sẽ đòi chắnh phủ phải từ chức. Với các lý do nhƣ vậy, nhiều quốc gia luôn tìm các giải pháp để khống chế tỷ lệ lạm phát ở mức dƣới hai con số và cố gắng duy trì ở mức khoảng từ 3-5% năm.
Để giúp Nhà nƣớc biết mức độ lạm phát sẽ nhƣ thế nào trong tƣơng lai, các nhà kinh tế tìm cách dự đoán chúng. Cũng giống nhƣ ở các chỉ tiêu thống kê kinh tế-xã hội khác, ngƣời ta thƣờng dùng các phƣơng pháp dự đoán theo dãy số thời gian, dự đoán theo mô hình hồi quy đa nhân tố, dự đoán theo
phƣơng pháp tự hồi quy và phƣơng pháp đánh giá của chuyên gia để dự đoán chỉ tiêu lạm phát.
Trên bình diện macro, ngƣời ta còn sử dụng mô hình sau đây để dự đoán chỉ số lạm phát: t t t t t e t t p y y w e pw p 1 1( / ) ) / ( 1 1 2 2 e t t t t p N L w đƣờng cong Philip * 1 (1 )p p pte t Trong đó: p là chỉ số lạm phát; e p là giá trị p kỳ vọng; * p là chỉ số lạm phát mục tiêu; y là tổng sản phẩm đƣợc sản xuất ra, y là tổng sản phẩm tiềm năng; N là số lƣợng lao động, L lƣợng cung lao động; w là lạm phát lƣơng.
Để dự đoán chỉ số lạm phát theo mô hình này, đòi hỏi phải có thông tin của các biến đƣợc thể hiện trong mô hình trong ắt nhất là 5 năm. Trong điều kiện thông tin ở nƣớc ta thiếu, mô hình này hiện nay chƣa thể sử dụng đƣợc.