CÁC PHƢƠNG PHÁP DỰ BÁO LỰC LƢỢNG LAO ĐỘNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp và mô hình dự báo ngắn hạn để dự báo các chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu (Trang 64 - 65)

Để dự báo lực lƣợng lao động, thƣờng ngƣời ta sử dụng một trong hai phƣơng pháp, đó là dự báo theo dãy số thời gian hoặc dự báo theo phƣơng pháp nhân khẩu học (phƣơng pháp dự báo thành phần).

Cũng giống nhƣ dự báo cho các chỉ tiêu thống kê bằng phƣơng pháp dãy số thời gian khác, để dự báo về lực lƣợng lao động bằng phƣơng pháp dãy số thời gian, ngƣời ta phải thu thập thông tin về số ngƣời thuộc lực lƣợng này qua các thời kỳ để lập thành một dãy số thời gian. Trên cơ sở dãy số liệu này tìm ra một phƣơng trình toán học (mô hình) thắch hợp mô tả quy luật phát triển của dãy số và sử dụng nó để dự đoán. Việc ƣớc lƣợng các tham số của phƣơng trình thƣờng dựa vào phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất.

Dự báo lực lƣợng lao động theo dãy số thời gian có ƣu điểm là: Thứ nhất, nó đơn giản, dễ làm; Thứ hai, nhanh chóng cho ra kết quả dự báo cần thiết. Tuy nhiên, nó có các nhƣợc điểm sau đây: Thứ nhất, khó thu thập thông tin cho một dãy số liệu dài. Mặt khác, các thông tin có đƣợc thƣờng mức độ sát thực thấp và số liệu giữa các thời kỳ thƣờng có phạm vi không đồng nhất do vậy kết quả dự báo thu đƣợc cũng có mức độ sát thực thấp; Thứ hai, số liệu dự báo thu đƣợc chỉ là một con số tổng hợp mà không tách ra đƣợc theo giới tắnh và nhóm tuổi nên tác dụng của dự báo cũng bị hạn chế theo.

Dự báo lực lƣợng lao động bằng phƣơng pháp thành phần là phƣơng pháp thƣờng kết hợp giữa dự báo dân số với dự báo tỷ lệ lực lƣợng lao động nói chung và ở từng nhóm (độ) tuổi nói riêng. Ở phƣơng pháp này cần thực hiện hai bƣớc. Bƣớc thứ nhất, sử dụng phƣơng pháp thành phần (xem chuyên đề ỘDự báo dân số theo phƣơng pháp thành phầnỢ của đề tài này) để dự báo dân số theo giới tắnh và nhóm tuổi. Bƣớc thứ hai, dự đoán tỷ lệ lực lƣợng dân số của các nhóm và sử dụng chúng cùng với dân số đã dự đoán đƣợc ở bƣớc

trên để dự đoán số lƣợng lực lƣợng lao động của các nhóm tuổi và của toàn bộ dân số.

Việc dự báo tỷ lệ lực lƣợng lao động nói chung và tỷ lệ lực lƣợng lao động đặc trƣng theo nhóm tuổi nói riêng thƣờng đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp dãy số thời gian. Dựa vào dãy số thời gian dự báo đƣợc tỷ lệ lực lƣợng lao động và sau đó kết hợp với dự báo phân bố của lực lƣợng lao động dự báo tỷ lệ lực lƣợng lao động đặc trƣng theo từng nhóm tuổi.

Phƣơng pháp dự báo lực lƣợng lao động theo phƣơng pháp thành phần có các ƣu điểm sau:

Thứ nhất, tận dụng đƣợc kết quả của dự báo dân số và các ƣu điểm của dự báo dân số theo phƣơng pháp thành phần (kết quả dự báo dân số theo phƣơng pháp thành phần thƣờng sát với thực tế hơn các phƣơng pháp khác).

Thứ hai, nó cho biết phân bố của lực lƣợng lao động theo giới tắnh và nhóm tuổi. Thông tin này rất bổ ắch cho những ngƣời làm công tác hoặc định các chắnh sách về lao động, việc làm.

Với các ƣu điểm trên, phƣơng pháp thành phần thƣờng hay đƣợc sử dụng trong dự báo lực lƣợng lao động.

Bên cạnh các ƣu điểm trên, phƣơng pháp dự báo lực lƣợng theo phƣơng pháp thành phần có các nhƣợc điểm là nó tiến hành phức tạp, đòi hỏi phải thu thập nhiều loại thông tin hơn so với phƣơng pháp dãy số thời gian.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng một số phương pháp và mô hình dự báo ngắn hạn để dự báo các chỉ tiêu thống kê xã hội chủ yếu (Trang 64 - 65)