Người lao động nữ Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài phải chấp hành nghiêm túc các quy định pháp luật của nước ngoài. Các quyền lợi, chế độ chính sách đối với người lao động nước ngoài trong quá trình làm việc sẽ phụ thuộc vào quy định của nhà nước nơi tiếp nhận lao động đến làm việc.
* Hàn Quốc:
Hệ thống pháp luật về lao động của Hàn Quốc khá chặt chẽ. Một số văn bản pháp lý quy định về người nước ngoài làm việc tại Hàn Quốc: Luật về việc sử dụng lao động người nước ngoài, Luật quan hệ lao động, Luật Tiêu chuẩn lao động 1997 (sửa đổi bổ sung năm 2007), Luật Chống phân biệt nam nữ 1999.Trong đó chế độ sử dụng và hoạt động lao động người nước ngoài quy định trong “Luật về việc sử dụng lao động người nước ngoài”.Luật này quy định chế độ giấy phép lao động là cho phép những doanh nghiệp Hàn Quốc không thuê được nhân lực trong nước được xin giấy phép sử dụng lao động của chính phủ để được phép thuê lao động người nước ngoài làm việc ( Điều 8). Lao động người nước ngoài đến từ các nước xuất khẩu lao động kí
47
kết Bản ghi nhớ hợp tác xuất khẩu lao động với Hàn Quốc thì có thể làm việc tại Hàn Quốc sau khi làm các thủ tục sau: 1- Thi đỗ cuộc thi năng lực tiếng Hàn Quốc 2-Đăng kí vào danh sách tìm việc dành cho người nước ngoài 3-Kí
hợp đồng lao động 4-Nhận thị thực 5-Nhập cảnh 6-Làm thủ tục đăng kí người nước ngoài 7-Tham gia bồi dưỡng nghề nghiệp dành cho người nước ngoài.
Vấn đề bảo vệ quyền lợi của người lao động nước ngoài tại Hàn Quốc được quy định trong Luật quan hệ lao động. Luật này áp dụng cho tất cả doanh nghiệp và địa điểm sử dụng lao động nước ngoài.
Điều 17 Luật Tiêu chuẩn lao động quy định chi tiết các điều kiện lao động cần ghi rõ trong hợp đồng lao động nhằm minh bạch hóa và có lợi cho người lao động đến làm việc ở nước này như tiền lương, hỗ trợ khi bị tai nạn, quy tắc lao động, bảo vệ quyền lợi của lao động nữ....
Người lao động nước ngoài đến Hàn Quốc được hưởng các chế độ bảo hiểm như sau:
- Bảo hiểm rủi ro: là hình thức bảo hiểm ngoài lao động dành cho người lao động trong trường hợp bị chết hoặc thương tật do tai nạn. Theo quy định, người lao động bắt buộc phải mua bảo hiểm rủi ro trong vòng 15 ngày tính từ ngày nhập cảnh Hàn Quốc.
- Bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động: là loại bảo hiểm mà chủ sử dụng lao động phải đóng cho cơ quan bảo hiểm để bồi thường cho người lao động trong trường hợp bị tai nạn lao động. Mức bồi thường được xác định theo tỷ lệ thương tật, người lao động được hưởng loại hình bảo hiểm này thì không được hưởng bảo hiểm rủi ro nữa.
- Bảo hiểm y tế: hình thức bảo hiểm này hỗ trợ tiền khám chữa bệnh cho người lao động khi điều trị ở các cơ sở y tế của Hàn Quốc. Hàng tháng người lao động phải đóng vào quỹ bảo hiểm y tế 4,21% mức lương tháng.
48
Ngoài các loại hình bảo hiểm bắt buộc nêu trên, trong quá trình làm việc chủ sử dụng lao động và người lao động cũng phải tham gia các hình thức bảo hiểm khác như bảo hiểm việc làm (thất nghiệp), bảo hiểm thôi việc, bảo hiểm do chậm trả lương.
* Đài Loan: Tháng 01/2012, Ủy ban lao động Đài Loan công bố việc thực hiện nội dung sửa đổi Luật Dịch vụ việc làm, chính thức có hiệu lực từ ngày 01/02/2012. Trong đó, Điều 52 Luật này quy định trực tiếp đến người lao động nước ngoài như sau:
- Giấy phép thuê lao động nước ngoài (bao gồm lao động phổ thông, thuyền viên tàu cá, lao động làm việc trong gia đình) cấp cho chủ sử dụng có thời hạn 3 năm. Trường hợp đặc biệt, chủ sử dụng có thể xin gia hạn, nhưng việc gia hạn do Viện Hành chính quyết định. Trước khi sửa đổi, thời hạn này là 02 năm, có thể gia hạn 01 năm.
- Lao động nước ngoài (bao gồm lao động phổ thông, thuyền viên tàu cá, lao động làm việc trong gia đình) có tổng thời gian làm việc tại Đài Loan không quá 12 năm; trước khi sửa đổi, thời gian này là không quá 09 năm.
Việc sửa đổi này tạo thuận lợi cho người lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam được phép làm việc trong thời gian dài hơn ở Đài Loan. Đây là thị trường truyền thống với yêu cầu về chất lượng không cao, phù hợp với lao động Việt Nam. Năm 2012 hứa hẹn thị trường Đài Loan sẽ tiếp tục tiếp nhận số lượng lớn lao động Việt Nam. Luật này cũng đã quy định các vấn đề về việc tham gia và hưởng bảo hiểm lao động, bảo hiểm y tế, tăng lương cơ bản, điều kiện ăn ở, lưu trú cho người lao động và trách nhiệm của chủ sử dụng lao động. Những điều này đã mang lại lợi ích thiết thực cho người lao động nước ngoài làm trong các ngành sản xuất, cơ sở dưỡng lão và xây dựng. Tuy nhiên, lao động làm việc trong các gia đình (số lượng lao động nữ Việt Nam làm việc này khá đông) theo pháp luật của Đài Loan không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật này nên không được hưởng đầy đủ các quyền lợi nêu trên.
49
* Malaysia: Vấn đề quản lý lao động nước ngoài, Malaysia quy định trong một số luật như Luật Việc làm 1955, Luật tiền lương tối thiểu 2011, Luật Chống buôn người.
2.2. Hoạt động quản lý nhà nƣớc về lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài
Tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đối với lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài nói chung và với lao động nữ nói riêng là yêu cầu tất yếu và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động, nhà nước đang tiến hành đồng bộ cả về nội dung quản lý nhà nước và xác định rõ chức năng, trách nhiệm cụ thể và quyền hạn của từng cơ quan nhà nước quản lý lao động cả trong nước và ở nước ngoài. Bên cạnh đó cũng cần chú trọng đến vai trò quản lý của doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
2.2.1. Nội dung quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài
Công tác quản lý nhà nước đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài hiện nay thể hiện ở các nội dung chính như sau:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược, kế hoạch chính sách về người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Tổ chức quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tại Điều 73 Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài vấn đề giải quyết tranh chấp được quy định như sau:
50
“1. Tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài được giải quyết trên cơ sở hợp đồng ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Tranh chấp giữa người lao động và người sử dụng lao động nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.
3. Tranh chấp giữa doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với người sử dụng lao động hoặc bên môi giới nước ngoài được giải quyết trên cơ sở thỏa thuận đã ký giữa các bên và quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận người lao động, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thoả thuận quốc tế mà bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ ký với bên nước ngoài.”
2.2.2.Cơ quan quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài
- Cơ quan quản lý lao động trong nƣớc:
+ Chính phủ: Thống nhất quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
+ Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội: chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Giúp việc cho Bộ Lao động, Thương binh và xã hội là Cục quản lý lao động ngoài nước. Thanh tra của Bộ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
+ Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội thực hiện
51
quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân công của Chính phủ.
+ Ủy ban nhân dân các cấp và các Sở ban ngành liên quan có trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo sự phân cấp của Chính phủ. Từ năm 2002 đến nay hầu hết các tỉnh, thành phố trong cả nước đã thành lập Ban chỉ đạo xuất khẩu lao động các cấp với sự tham gia của chính quyền và các ban ngành chức năng. Cơ quan này đã góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ tư pháp cho người lao động từ việc làm thủ tục, hồ sơ cho người lao động, hỗ trợ xử lý các vụ việc phát sinh và giải quyết các vấn đề khác cho người lao động khi về nước theo quy định của pháp luật.
- Cơ quan quản lý lao động ở ngoài nƣớc: Cơ quan đại diện ngoại
giao, lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài; các Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài.
Trách nhiệm của các cơ quan này là bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường, chính sách và phương thức tiếp nhận lao động nước ngoài của nước sở tại.
+ Hỗ trợ cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong việc thẩm định các điều kiện và tính khả thi của các hợp đồng trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, địa vị pháp lý của đối tác nước ngoài.
+ Hướng dẫn, kiểm tra hoạt động của đại diện các doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp Việt Nam tại nước ngoài trong việc quản lý, xử lý các vấn đề phát sinh đối với người lao động.
+ Báo cáo và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam giải quyết đối với những trường hợp có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật Việt Nam.
52
Hiện nay, nước ta có 7 Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài (đây là cơ quan trực thuộc Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐTB-XH) tại 7 quốc gia gồm Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Cộng hòa Séc, Ả rập Xê út, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài theo quy định của pháp luật hiện hành có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi hợp pháp và xử lý hành vi vi phạm đối với người lao động khi làm việc ở nước ngoài; thẩm định các hợp đồng tiếp nhận lao động Việt Nam ở nước ngoài, tư cách pháp nhân, giấy phép nhận lao động nước ngoài của đối tác nước ngoài; hướng dẫn doanh nghiệp tiếp cận thị trường, ký kết hợp đồng đưa lao động đến làm việc ở nước ngoài và xử lý các vấn đề phát sinh, giải quyết tranh chấp lao động. Tuy nhiên trong thời gian qua Ban Quản lý lao động Việt Nam ở nước ngoài chưa phát huy được hết vai trò của mình trong vấn đề giải quyết các vụ việc phát sinh liên quan đến tranh chấp lao động và bảo vệ người lao động khi làm việc ở nước ngoài, trong đó có lao động nữ.
Tuy nhiên, những cơ quan này đều thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước còn vai trò của cơ quan tư pháp như tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan công an chưa được xác định rõ cũng như chưa tham gia sâu sát trong việc giải quyết, xử lý các vấn đề phát sinh trong hoạt động xuất khẩu lao động, bảo vệ người lao động.
Bên cạnh sự hoạt động của các cơ quan quản lý trên, đầu năm 2013 Mạng lưới hỗ trợ và thông tin di cư lao động đã chính thức đi vào hoạt động. Cơ cấu tổ chức của Mạng lưới gồm 30 thành viên là lãnh đạo, tư vấn và tuyên truyền pháp luật của 15 cơ quan bộ, ngành, đoàn thể, NGOs như Bộ Công an, Bộ ngoại giao, Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Hội Luật gia Việt Nam,...
53
Chức năng của mạng lưới là cầu nối giữa người lao động với Văn phòng Hỗ trợ lao động ngoài nước (MRC), Cục Quản lý lao động ngoài nước và các cơ quan khác trong mạng lưới trong vấn đề bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động đã, đang và sẽ đi làm việc ở nước ngoài; cung cấp thông tin cập nhật, chính xác về di cư lao động an toàn; là cầu nối chia sẻ thông tin giữa các thành viên của mạng lưới và giữa các thành viên mạng lưới với các tổ chức, cá nhân quan tâm nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng cho các thành viên mạng lưới cũng như các tổ chức, cá nhân quan tâm trong lĩnh vực truyền thông và hỗ trợ người lao động di cư nhằm đáp ứng một cách tốt nhất các nhu cầu đa dạng của họ.
2.3. Một số biện pháp bảo vệ quyền lợi của lao động nữ ở nƣớc ngoài
2.3.1. Quy định chặt chẽ thủ tục cấp cấp giấy phép cho hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Tại chương II Luật Người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài quy định chặt chẽ các điều kiện được cấp, đổi giấy phép, thu hồi, đình chỉ… đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Điều kiện được cấp giấy phép: Phải có vốn pháp định của chính phủ (hiện nay
là 5 tỷ đồng) 13, Điều 3; doanh nghiệp có đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; có bộ máy chuyên trách để bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài; người lãnh đạo điều hành doanh nghiệp phải có trình độ đại học trở lên và có ít nhất ba năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; có tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ (hiện nay là 1 tỷ đồng) 13, Điều 5. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan trực tiếp cấp giấy phép cho doanh nghiệp.
Việc quy định về điều kiện cấp giấy phép như trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có năng lực tài chính, cơ sở vật chất nhất định, cán bộ chuyên môn đảm
54
bảo cho hiệu quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, loại trừ những doanh nghiệp kém năng lực, góp phần đảm bảo cho quyền lợi, giảm thiểu rủi ro cho người lao động khi ký hợp đồng đi làm việc ở nước ngoài.
Tuy nhiên, trên thực tế biện pháp này chưa mang lại hiệu quả cao. Bởi lẽ, hiện nay khi doanh nghiệp đưa một lao động ra nước ngoài làm việc thì thu của họ rất nhiều chi phí, gấp nhiều lần so với quy định của nhà nước, một năm doanh nghiệp đưa số lượng khá lớn đi làm việc nên số vốn pháp định là 5