Các công ước quốc tế

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài (Trang 44)

42

Công ƣớc Xoá bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW 1979):

CEDAW là công ước quốc tế đầu tiên về quyền phụ nữ, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 18/12/1979. Công ước bao gồm 6 phần, 30 điều xác định những nội dung cơ bản về khái niệm phân biệt đối xử, về các cam kết quốc gia về xoá bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ trong chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và dân sự dưới mọi hình thức mà tất cả các nước tham gia phê chuẩn có nghĩa vụ thực hiện nhằm bảo đảm cho phụ nữ được thực hiện các quyền bình đẳng như nam giới. Hiện nay đã có trên 180 quốc gia cam kết thực hiện Công ước CEDAW. Việt Nam đã ký Công ước ngày 29/7/1980 và Quốc hội phê chuẩn ngày 19/3/1982.

Công ước CEDAW đã tạo ra cơ sở pháp lý để các nước cam kết thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm xoá bỏ sự phân biệt đối với phụ nữ trên tất cả các lĩnh vực trong đó có lao động. Bên cạnh pháp luật quốc gia, Công ước đóng vai trò quan trọng đặc biệt làm căn cứ để giải quyết các vấn đề phát sinh đối với lao động nữ, nhất là khi quá trình làm việc của lao động nữ có liên quan tới hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau và có những điểm xung đột về luật.

Nội dung của Công ước CEDAW bảo vệ các quyền lợi cơ bản của người phụ nữ nói chung và lao động nữ nói riêng. Đó là:

+ Quyền được giáo dục [19, Điều 10, 14]: nam nữ được tạo điều kiện như nhau trong nghề nghiệp và hướng nghiệp, tham gia học tập và đạt được bằng cấp ở các cơ sở giáo dục thuộc các loại hình khác nhau ở vùng nông thôn cũng như thành thị. Được hưởng các loại hình đào tạo, giáo dục chính quy và không chính quy, gồm các loại hình liên quan tới việc dạy chữ.

+ Quyền được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đầy đủ, bao gồm cả dịch vụ kế hoạch hóa gia đình [19, Điều 11, 12, 14]: quyền được hưởng bảo hiểm xã hội, đặc biệt trong các trường hợp về hưu thất nghiệp, đau ốm tàn tật,

43

tuổi già và các tình trạng mất khả năng lao động khác cũng như quyền được nghỉ phép có hưởng lương; quyền được bảo vệ sức khỏe và đảm bảo an toàn lao động, kể cả bảo vệ chức năng sinh sản.

+ Quyền được hưởng các cơ hội làm việc như nhau cũng như những phúc lợi xã hội và Quyền được thù lao như nhau trên cơ sở thành quả làm việc [19, Điều 11, 14]: trên cơ sở bình đẳng, phụ nữ và nam giới có quyền

hưởng các cơ hội có việc làm như nhau, bao gồm cả việc áp dụng những tiêu chuẩn như nhau khi tuyển dụng lao động; quyền được hưởng thù lao như nhau, gồm cả phúc lợi, được đối xử như nhau khi làm những việc có giá trị ngang nhau cũng như được đối xử như nhau trong việc đánh giá chất lượng công việc.

+ Quyền được bảo vệ trước mọi hình thức bạo lực về thể chất, tình dục, cảm xúc, tinh thần và kinh tế [19, Điều 6]: các quốc gia thành viên phải áp

dụng tất cả các biện pháp thích hợp, kể cả biện pháp pháp luật để loại bỏ mọi hình thức buôn bán phụ nữ và bóc lột phụ nữ làm nghề mại dâm.

Như vậy, trên phương diện chung Công ước CEDAW khẳng định quyền bình đẳng thực sự cho người phụ nữ, ngăn chặn các hành vi và chính sách gây bất lợi cho phụ nữ trên mọi phương diện, buộc các quốc gia thành viên không chỉ ngăn chặn những xâm phạm quyền phụ nữ bởi các cơ quan nhà nước mà còn bởi các tổ chức và cá nhân khác.Các quốc gia thành viên phải bằng các biện pháp phù hợp làm cho sự bình đẳng đó mang lại những kết quả thực tế chứ không chỉ dừng lại ở mức độ lý thuyết.

Tuy nhiên nội dung Công ước mới chỉ đưa ra hướng để giải quyết tranh chấp phát sinh xung quanh việc giải thích hoặc áp dụng Công ước giữa các thành viên tham gia [19, Điều 29] mà chưa đưa ra các biện pháp chế tài xử lý cụ thể nếu có thành viên vi phạm Công ước. Trong lĩnh vực lao động nói

44

riêng, để đưa nội dung Công ước đi vào thực tế, các quốc gia thành viên cần tiến hành nội luật hóa đồng thời với việc cùng thỏa thuận ký kết các điều ước song phương, khu vực để chi tiết hóa quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan nhằm điều chỉnh quan hệ việc làm của lao động nữ, qua đó bảo vệ chặt chẽ quyền lợi chính đáng cho họ.

Đến nay ba quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đông lao động nữ Việt Nam đến làm việc nhất đều đã là thành viên của Công ước. Trong đó Hàn Quốc ký phê chuẩn Công ước năm 1983. Năm 2007 Viện Lập pháp Đài Loan cũng đã phê chuẩn các quy định của Công ước và đưa vào chính sách đối nội của mình. Malaysia tham gia năm 1995.

Công ƣớc 100 của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) năm 1951 về Trả lƣơng bình đẳng giữa lao động nam và nữ cho loại công việc có giá trị ngang nhau:

Công ước ILO (số 100) bắt buộc các quốc gia thành viên phải “bảo đảm việc áp dụng nguyên tắc trả lương bình đẳng cho người lao động nam và nữ khi họ làm những việc có giá trị ngang nhau”[18,Điều 2]. Danh từ "trả lương" được hiểu theo nghĩa rộng là tiền lương hoặc tiền thù lao bình thường, cơ bản hoặc tối thiểu, và tất cả mọi phụ phí mà người chủ sử dụng lao động trả trực tiếp hay gián tiếp, dù bằng tiền mặt hay bằng hiện vật phát sinh từ việc làm của người lao động.

Để đảm bảo nguyên tắc trên được thực thi trên thực tế, Công ước nêu rõ các hình thức áp dụng như đưa vào quy định pháp luật hoặc văn bản pháp quy, các thỏa ước tập thể mà người sử dụng lao động và người lao động đã cùng nhau ký kết.

Tuy nhiên, về sự ràng buộc cũng như trách nhiệm của các thành viên thì Công ước mới dừng lại ở mức độ “khuyến khích” cam kết thực hiện mà chưa được thúc đẩy lên tầm cao hơn như là sự bắt buộc phải hành động từ các quốc

45

gia thành viên tham gia Công ước. Do vậy ở một số quốc gia trong đó có nơi mà người lao động nữ Việt Nam đến làm việc chưa thực thi đúng quy định trong Công ước này.

Nước ta đã tham gia Công ước này sau khi tái gia nhập Tổ chức Lao động quốc tế ILO.

Ngoài ra Việt Nam cũng đã phê chuẩn hai Công ước quan trọng của ILO về lao động là Công ước số 111 (năm 1958) về chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc và Công ước số 29 về chống lao động cưỡng bức.

Điều ƣớc song phƣơng ký kết giữa Việt Nam và nƣớc ngoài: Trong xu thế

toàn cầu hóa, quan hệ hợp tác giữa nước ta với thế càng được thúc đẩy mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực tư pháp. Việt Nam và nhiều nước trên thế giới đã cùng ký kết các Hiệp định tương trợ tư pháp để điều chỉnh các vấn đề phát sinh trong lĩnh vực dân sự, lao động giữa công dân, tổ chức hai nước.

Một số Hiệp định tiêu biểu như Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam – Bê la rút về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự ký ngày 14/9/2000 và có hiệu lực ngày 18/10/2001; Hiệp định tương trợ tư pháp Việt Nam – Cuba về các vấn đề dân sự, gia đình, lao động và hình sự ký ngày 30/11/1984; Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý giữa Việt Nam – Nga về các vấn đề dân sự và hình sự ký ngày 25/8/1998 và có hiệu lực từ ngày 27/8/2012; Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam – Trung Quốc về các vấn đề dân sự và hình sự ký ngày 19/10/1998, có hiệu lực từ ngày 25/12/1999.

Tuy nhiên trong lĩnh vực hợp tác về lao động với một số thị trường trọng điểm nước ngoài, nơi tiếp nhận phần lớn lao động Việt Nam tới làm việc như Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc thì vẫn chưa có điều ước quốc tế ký kết với danh nghĩa quốc gia mà mới có những văn bản ký kết giữa các cơ quan Bộ, nghành giữa hai nước như Bản Ghi nhớ(MOU) ký kết giữa Bộ Lao

46 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

động Thương binh và xã hội Việt Nam với Bộ Lao động Hàn Quốc năm 2004 về Chương trình hợp tác lao động dưới hình thức cấp phép lao động cho người lao động nước ngoài,... Những văn bản này đóng vai trò là cơ sở để giải quyết các vấn đề phát sinh trong quan hệ hợp tác lao động giữa hai nước. Tuy nhiên nội dung các văn bản này chưa bao quát toàn diện các vấn đề phát sinh trong quá trình người lao động làm việc ở nước ngoài cũng như chưa đủ giá trị pháp lý để giải quyết các vụ việc xảy ra đối với công dân làm việc ở nước ngoài như tai nạn lao động, bị xâm hại sức khỏe, tình dục...trong thời gian qua. Do vậy dẫn đến những khó khăn vướng mắc trong trình tự, thủ tục giải quyết các vụ việc, tranh chấp phát sinh trong quá trình lao động Việt Nam làm việc tại nước ngoài.

Một phần của tài liệu Pháp luật về bảo vệ quyền lợi của lao động nữ Việt Nam khi làm việc ở nước ngoài (Trang 44)