3.2.5.1. Tăng cường các hoạt động nhằm thay đổi nhận thức hành vi sử dụng phần mềm trong toàn xã hội
Để hoạt động ứng dụng rộng rãi, có hiệu quả của các sản phẩm phần mềm trong toàn xã hội thì vấn đề đầu tiên cần thực hiện là việc thay đổi và tăng khả năng nhận thức của khách hang cũng như thay đổi hành vi sử dụng phần mềm. Bởi việc chưa nhận thức được vai trò to lớn và sự ảnh hưởng của việc ứng dụng các sản phẩm phần mềm hoặc thực trạng đầu tư như nhỏ giọt, không đồng bộ, hạn chế…Trong thời gian qua đã tiếp tai cho các hoạt động về vi phạm bản quyền phần mềm, không những thất thoát kinh tế mà còn không khuyến khích sự phát triển của ngành phần mềm trong nước, việc này đòi hỏi bên cạnh việc nhà nước ban hành những cơ chế chính sách thì những giải pháp trước mắt có thể thực hiện để khuyến khích hoạt động phần mểmtong nước phát triển đó là:
- Các cơ quan Đảng, nhà nước, tổ chức chính trị xã hội phải là đơn vị đi đầu tỏng việc triển khai, ứng dụng CNTT nói chung và lĩnh vực phần mềm nói riêng trong mọi hoạt động theo phương châm đảm bảo tiết kiệm, thiết thực và hiệu quả lâu dài.
- Coi việc tin học hóa hoạt động của cơ quan Đảng, Nhà nước là bổn phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia là nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao nhân sự, chất lượng đảm bảo
- Các doanh nghiệp ứng dụng CNTT để đổi mới quản lý, nâng cao nhân lựuc sản xuất và cạnh tranh được hưởng các chính sách về đầu tư đổi mới.
- Khuyến khích sử dụng các sản phẩm phần mềm được tạo ra từ trong nước. Các dự án đầu tư về trong lĩnh vực phần mềm trước hết phải giao cho các tổ chứuc cá nhân nước ngoài khi trong nước chưa đủ nguồn lực. Xử lý nghiêm các hành vi cố tình vi phạm hoặc làm cản trở việc ứng dụng các sản phẩm phần mềm được tạo ra trong nước.
- Tạo điều kiện để mọi tầng lớp xã hội có thể biết khai thác, sử dụng thông tin điện tử và ứng dụng CNTT
- Các cơ quan thông tin đại chúng, báo, xuất bản và các dịch vụ điện tử công cộng khẩn trương phát triển các loại hính thông tin điện tử…
3.2.5.2. Tiếp tục mở rộng và khuyến khích phát triển phần mềm ở Việt Nam
- Nhà nước toếp tục khẳng định vai trò và lợi ích của các phần mềm trong việc phát triển CNTT ở nước ta nói chung.
- Đào tạo mọi khía cạnh lien quan đến phần mềm trong các trường Đại học, Cao đẳng, trung tâm đào tạo chuyên nghiệp.
- Tích cực khuyến khích dùng các phần mềm trong các ứng dụng đã được thử nghiệm và hành chính, trước tiên trong các hệ bị phụ thuộc nhiều vào nước ngoài.
- Khuyến khích và hỗ trợ các trường Đại học, cơ sở nghiên cứu và công ty tin học tham gia nghiên cứu và triển khai về các phần mềm
- Nghiên cứu thử nghiệm mô hình kinh doanh như một cơ sở cho ngành CNTT Việt Nam.
- Đưa sản phẩm phần mềm được Việt hóa đến người tiêu dùng như một sản phẩm tiện ích.
3.2.5.3. Kiến nghị khác
- Đẩy mạnh việc đào tạo và sử dụng nguồn lực CNTT
- Phát triển và thu hút đầu tư cho các khu công nghiệp phần mềm - Thu hút đầu tư của các tổ chức cá nhân từ trong nước và ngoài nước.
KẾT LUẬN
Qua 6 năm thành lập, Tinhvan Consulting đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Cùng với sự giúp đỡ của Tinhvan Group, Tinhvan Consulting chỉ sau 6 năm thành lập đã đưa ra thị trường sản phẩm phầm mềm HiStaff được rất nhiều khách hàng sử dụng
và biết đến. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt nên đòi hỏi công ty phải tích cực hơn, chủ động phấn đấu nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ của sản phẩm.
Trong quá trình thực tập tại Công ty em đã có dịp nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian qua, tìm ra được nguyên nhân thấy rõ được tầm quan trọng của hiệu quả hoạt động đối với Công ty và em mạnh dạn đưa ra một số giải pháp phát triển kinh doanh của công ty trong thời gian tới.
Thời gian tiếp xúc thực tế tại công ty Cổ phần tư vấn Quản trị doanh nghiệp Tinh Vân được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo cũng như các phòng nghiệp vụ trong công ty, đặc biệt sự chỉ bảo cặn kẽ của thầy giáo hướng dẫn TS. Ngô Xuân Bình., và trên cơ sở những kiến thức thu được trong quá trình học tập đã giúp em hoàn thiện chuyên đề thực tập của mình. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, tìm hiểu những kiến thức, hiểu biết chuyên môn nên chắc chắn chuyên đề không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý của các thầy cô giáo, các cán bộ, nhân viên trong công ty và đưa ra những nhận xét để em hoàn thiện hơn nữa chuyên đề tốt nghiệp cũng như kiến thức của bản thân.
Một lần nữa em xin chân thành cám ơn thầy giáo TS. Ngô Xuân Bình, ban lãnh đạo, cán bộ các phòng nghiệp vụ của công ty Cổ phần Tư vấn Quản trị doanh nghiệp Tinh Vân đã tận tình chỉ bảo cho em trong thời gian thực tập cũng như hoàn thành chuyên đề tôt nghiệp của mình.