Điều kiện sinh trưởng của vi sinh vật

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý phế thải chế biến tinh bột sắn dạng rắn làm phân bón của một số chủng vi sinh vật (Trang 41 - 44)

2. Tuyển chọn bộ giống vi sinh vật sử dụng trong xử lý phế thải rắn sau chế

2.2. Điều kiện sinh trưởng của vi sinh vật

Yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng lớn tới khả năng sinh trưởng, phát triển của các chủng giống vi sinh vật. Để xác định nhiệt độ thích hợp cho quá trình nhân sinh khối các chủng vi sinh vật sử dụng trong nghiên cứu, đề tài đã tiến hành nhân sinh khối các chủng vi sinh vật trong hệ thống nhân sinh khối tự động có cựng cỏc điều kiện pH, khụng khớ...ở cỏc điều kiện nhiệt độ khác nhau. Kết quả kiểm tra mật độ tế bào sau 36 giờ nuôi cấy được thể hiện trong bảng 4.5.

Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới sinh trưởng và phát triển của VSV Chủng VSV Mật độ tế bào (CFU/ml) T0=30 ±2 (0C) T0=35 ±2 (0C) T0=40 ±2 (0C) T0=45 ±2 (0C) T0=50 ±2 (0C) SHX 02 3,44x105 2,34x106 3,06x105 3,74x109 4,12x108 SHV 18 4,12x106 4,24x107 4,12x109 4,26x108 3,28x106 SHV 73 5,26x105 3,44x107 5,24x109 5,38x107 4,16x106 Bảng số liệu 4.5 cho thấy chủng SHX 02 phát triển tốt và đạt mật độ cao nhất 3,74 x109 CFU/ml khi nuôi cấy ở điều kiện nhiệt độ 450C ± 2 (0C). Kết quả đánh giá cũng cho thấy chủng SHV 18 và SHV 73 đạt mật độ cao nhất (≥109CFU/m l) trong điều kiện nhiệt độ là 400C ± 2 0C.

* Yếu tố pH

Kết quả đánh giá ảnh hưởng của pH môi trường ban đầu tới quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật lựa chọn được trình bày ở bảng 4.6.

Bảng 4.6. Ảnh hưởng của pH tới sinh trưởng và phát triển của VSV Chủng VSV Mật độ tế bào (CFU/ml) pH=4,5 pH=5,0 pH=5,5 pH=6,0 pH=6,5 pH=7,0 pH=7,5 pH=8 SHX 02 4,52x104 4,21x104 4,68x104 5,12x105 5,42x106 3,36x108 3,92x109 4,12x108 SHV 18 3,86x107 3,12x107 5,62x107 6,28x108 4,52x109 5,62x108 7,22x107 3,28x107 SHV 73 4,26x105 4,45x105 5,14x105 6,90x105 5,24x108 4,28x109 7,64x108 4,34x107

Bảng số liệu cho thấy chủng SHV 18 phát triển tốt và đạt mật độ cao nhất khi nuôi cấy ở điều kiện pH=6,5 (mật độ tế bào đạt 4,52x109 CFU/ml). Kết quả kiểm tra mật độ cho thấy chủng xạ khuẩn SHX 02 đạt mật độ cao nhất khi được nuôi cấy ở điều kiện pH=7,5 (mật độ tế bào đạt 3,92x109 CFU/ml), chủng SHV 73 có dải pH thích hợp từ 6,5-7,5 và đạt mật độ cao nhất (≥109CFU/m l) trong điều kiện môi trường nuôi cấy có pH ban đầu =7,0.

* Yếu tố không khí

Các chủng vi sinh được chọn đều là vi sinh hiếu khí do đó yếu tố không khí có ảnh hưởng tới sự phát triển vi sinh vật do vậy đề tài đã tiến hành đánh giá nhu cầu sử dụng oxy trong quá trình sinh trưởng và phát triển của các chủng vi sinh vật thông qua lượng không khí cấp vào. Kết quả trình bày trong bảng 4.7.

Bảng 4.7. Ảnh hưởng của không khí đến sinh trưởng và phát triển của VSV Chủng VSV Mật độ tế bào (CFU/ml) 0,50* 0,55* 0,60* 0,65* 0,70* 0,75* 0,80* SHX 02 2,34x106 4,52x106 5,68x107 4,26x108 5,26x109 6,02x109 6,72x108 SHV 18 4,12x106 6,48x108 7,86x108 6,70x109 5,62x109 5,74x108 5,76x108 SHV 73 3,06x106 5,34x106 7,26x107 4,84x108 5,62x109 5,58x109 5,44x107

* Lượng không khí ( dm3 khụng khớ/dm3 mụi trường/Phút)

Số liệu bảng 4.7 cho thấy khi lượng không khí cung cấp vào trong quá trình nhân sinh khối là 0,5 dm3 khụng khớ/lớt mụi trường/Phút thì khả năng sinh

trưởng và phát triển của các chủng vi sinh vật thấp, chủng SHV 18 đạt mật độ cao nhất (>5x109CFU/ml) khi nồng độ không khí cung cấp vào là 0,65 – 0,70

dm3 khụng khớ/lớt mụi trường/Phút, chủng SHX 02 và chủng SHV 73 đạt mật

độ cao nhất (>5x109CFU/ml) khi nồng độ không khí cung cấp vào là 0,70 – 0,75

dm3 khụng khớ/lớt mụi trường/Phút, tuy nhiên khi lượng không khí đưa vào ≥ từ

0,75 dm3 khụng khớ/lớt mụi trường/Phút thì mật độ vi sinh vật có xu hướng

giảm.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng xử lý phế thải chế biến tinh bột sắn dạng rắn làm phân bón của một số chủng vi sinh vật (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w