sắn
Qua số liệu khảo sát tại nhà máy Công ty TNHH MTV tinh bột sắn Elmaco cho thấy trung bình để sản xuất được 1 tấn tinh bột cần 3,5 - 4 tấn nguyên liệu và 7- 8 m3 nước.
Chất thải rắn phát sinh trong quá trình sản xuất chế biến tinh bột sắn bao gồm:
- Vỏ gỗ và vỏ củ, chiếm khoảng 2 - 3% lượng sắn củ tươi, được loại bỏ ngay từ khâu bóc vỏ. Phế liệu này có khối lượng lớn, thành phần có chứa HCN.
- Mủ: lượng mủ khô chiếm khoảng 3,5 - 5% sắn củ tươi. Mủ được tách ra từ dịch sữa, có hàm lượng chất hữu cơ cao (15.00 - 2.000 mg/100g) và xơ (12.800 - 14.500 mg/100g) nếu không được làm khô ngay thì quá trình phân hủy sinh học sẽ gây nên mùi rất khó chịu. Lượng tinh bột chứa trong mủ là 51.800 - 63.000 mg/100g, gấp đôi lượng tinh bột có trong vỏ gỗ và vỏ củ. Mủ được sử dụng làm thức ăn gia súc.
- Bùn lắng sinh ra từ hệ thống xử lý nước thải. - Bao bì phế thải.
- Xơ và bã sắn được thu nhận sau khi đã lọc hết tinh bột. Loại chất thải rắn này chiếm 15 - 20 % lượng sắn tươi, gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý kịp thời. Bã thải rắn của ngành sản xuất tinh bột sắn thường được các doanh nghiệp sản xuất tận dụng làm sản phẩm phụ dưới dạng thức ăn gia súc. Nguồn thu từ sản phẩm phụ này là không đáng kể, cần có các biện pháp sử dụng và quản lý bã thải rắn hiệu quả hơn.
Chất thải rắn có khối lượng rất lớn. Với công suất 60 tấn tinh bột/ ngày, tải lượng phần vỏ gỗ chiếm khoảng 4.800 kg ngày, phần vỏ củ 8.000 kg/ngày, bã sắn nhiều nhất 16.800 kg/ngày.
Do chất thải rắn có chứa thành phần chủ yếu là tinh bột và xenluloza do đó cần có biện pháp để tập trung xử lý hai thành phần này, nếu không có biện pháp xử lý thì quá trình chuyển hóa tự nhiên của các chất thải này sẽ gây mùi hôi, thối, ô nhiễm nguồn không khí, đất và nước ngầm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
Kết quả phân tích 12 mẫu phế thải dạng rắn tại 6 điểm lấy mẫu khác nhau tại nhà máy thu được kết quả trình bày tại bảng 4.1
Bảng 4.1. Thành phần vật lý và hóa học bã thải
Chỉ tiêu đánh giá Đơn vị đo Kết quả
pH 4,3 Độ ẩm % 85 HCN mg/kg chất khô 27 Xenluloza % 38 Tinh bột % 5 Chất hữu cơ % 48,02 Nts % 0,32 Cts % 52,05 P2O5 % 0,55
Qua kết quả phân tích trên có thể thấy rằng chất thải sau chế biến tinh bột sắn có pH thấp, độ ẩm cao, HCN cao gây ảnh hưởng tới hoạt động của vi sinh vật khi ủ. Đặc biệt hàm lượng xenluloza và tinh bột cao đây là những hợp chất dinh dưỡng cho vi sinh vật phát triển, nếu không xử lý thì quá trình phân hủy tự nhiên sẽ sinh ra mùi hôi thối, gây ô nhiễm môi trường, và mục tiêu của đề tài là