- Phân lập được 30 chủng vi khuẩn có khả năng phân giải lân khó tan từ đất rừng nghèo kiệt đã qua nhiều luân kỳ canh tác bạch đàn. Từ 30 chủng vi khuẩn này đã tuyển chọn được 3 chủng vi khuẩn (ký hiệu PGL1.1, PGL1.4, PGLRH3) có hiệu lực phân giải lân cao. Ba chủng này có hoạt tính chuyển hoá tính bằng đường kính vòng phân giải từ 20-30mm.
- Định danh được 3 chủng vi khuẩn phân giải lân khó tan: PGL1.1, PGL1.4 và chủng PGLRH3, trong đó có 2 chủng trùng nhau đó là chủng PGL1.1, PGL1.4 là loài Burkholderia cenocepacia và chủng PGLRH3 là loài
Burkholderia tropicalis và 2 Chủng vi khuẩn BD7 và NTXO2 đối kháng với nấm gây bệnh: BD7 là loài Bacillus subtilis.
- Các chủng vi sinh vật được tuyển chọn sử dụng để sản xuất chế phẩm vi sinh vật dạng viên nén có thể tồn tại cùng với nhau và không có hiện tượng thực khuẩn. Mật độ tế bào của các chủng vi sinh vật hữu hiệu không thay đổi sau 4 tuần và giảm nhẹ sau 8 tuần. Hoạt tính sinh học của các chủng vi sinh vật sau khi tập hợp chủng (phối trộn) vẫn bảo tồn được khả năng phân giải lân khó tan và đối kháng với các loại nấm gây bệnh của chúng.
- Cả 4 chủng PGL1.4, PGLRH3, BD7 và chủng NTXO2 đều phù hợp với môi trường dinh dưỡng nước chiết khoai tây có thêm một số nguyên tố khoáng.
- Chủng PGL1.4, chủng BD7 và chủng NTXO2 đạt mật độ tế bào hữu hiệu cực đại vào ngày thứ 4 (96 giờ) với mật độ tế bào hữu hiệu đạt được lần lượt là từ 44 x 108
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn
PGlRH3 có mật độ tế bào hữu hiệu đạt cực đại là 58 x 108 CFU/ml, sau ngày thứ 5 (120 giờ).
- Mỗi chủng vi khuẩn yêu cầu tốc độ lắc riêng để chúng sinh trưởng phát triển tốt nhất. BD7 đạt mật độ tế bào cực đại là 33,7 x 108
CFU/ml ở tốc độ lắc 150 vòng/phút, cũng ở tốc độ lắc 150 vòng/phút chủng vi khuẩn PGL1.4 có số lượng tế bào hữu hiệu là đạt cực đại là 25 x 108
CFU/ml, (gấp khoảng 100 lần so với nuôi cấy tĩnh). Mật độ tế bào đạt cực đại của chủng PGLRH3 là 58 x 108 CFU/ml và chủng NTXO2 là 42 x 108
CFU/ml, khi lắc ở tốc độ 200 vòng/phút
- Các chủng PGL1.4, PGLRH3, BD7 và NTXO2 là các loài vi khuẩn có biên độ pH tương đối rộng, chủng này có thể sinh trưởng và phát triển bình thường từ pH môi trường ở 4,5 đến 7,5, nhưng pH môi trường thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển là từ 6,0 đến 7,0.
- Việc sản xuất chế phẩm bằng giá thể rắn với công thức giá thể là 85% đất nghiền + 10% trấu nhỏ + 5% cát sông với 11 ngày nuôi cấy đạt mật độ tế bào hữu hiệu trên 1 gam giá thể lớn nhất: công thức 1 là 140,0 x 106
CFU/ml; công thức 2 là 5,2 x 107
CFU/ml; công thức 3 là 13,4 x 106 CFU/ml. Vậy mật độ tế bào vi khuẩn trên các giá thể (CFU/ml) trên công thức 1 là lớn nhất.
- Mật độ tế bào hữu hiệu của các chủng vi sinh vật phân giải lân không thay đổi sau thời gian 30 ngày và giảm đáng kể sau 60 - 120 ngày khi chế phẩm được bảo quản ở điều kiện nhiệt độ phòng.
- Sinh trưởng bạch đàn camal Eucalyptus camaldulensis và bạch đàn nâu Eucalyptus urophylla bón chế phẩm vi sinh thể hiện sự khác biệt rõ rệt so với đối chứng; chiều cao trung bình cao hơn gấp 1,36 đến 1,65 lần, tỷ lệ bị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http//: www.lrc-tnu.edu.vn
bệnh giảm từ 87,26 đến 89,19% và tỷ lệ cộng sinh đạt từ 87,25% đến 95,20%. chủng.