Tình hình phát triển cà phê trước đây đã gây ra nhiều hậu quả, nhiều khi giá cả không đủ bù chi phí cho giá thành dẫn đến việc sản xuất, chế biến và kinh doanh không bền vững gây hậu quả nghiêm trọng về môi trường và xã hội. Sáng kiến 4C là một chương trình hợp tác hành động giữa các bộ phận của cộng
đồng cà phê tòan thế giới trong một quy trình nhiều thành phần tham gia, nhằm mở rộng nhận thức chung về sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê bền vững. Thành viên của sáng kiến gồm các công ty Nestlé, Kraft Foods, Sara Lee, Bernhard Rothfos thuộc tập đòan Neumann Kaffee Gruppe và Volcafé cùng đại diện của các nhà sản xuất như Federación Nacional de Comlombia, Conselho Nacional do Café do Brasil và Vicofa.
Bộ nguyên tắc chung cho cộng đồng cà phê là một sáng kiến mở, dựa trên thực tế thị trường nhằm khuyến khích các họat động mang tính bền vững trên tòan chuỗi sản xuất cà phê nhân. Các thành viên tham gia sáng kiến cùng hợp tác vì một ngành sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê bền vững. Mục đích này chỉ có thể đạt được thông qua các cam kết liên tục cải tiến cả về mặt trách nhiệm môi trường và xã hội của các cơ quan liên quan trong tòan ngành.
Ngành sản xuất cà phê chỉ có thể bền vững nếu đảm bảo điều kiện sống và làm việc tốt cho nông dân và gia đình cũng như lao động thời vụ khác, gồm tôn trọng nhân quyền và các tiêu chuẩn lao động cũng như đạt điều kiện sống tốt.
Các cơ quan tham gia bộ nguyên tắc gồm có: các nhà sản xuất, Nhà kinh doanh và chế biến, Các tổ chức xã hội, các thành viên đặc biệt... Hiệp hội cà phê Cacao Việt Nam và Vinacafé đã tham gia Bộ nguyên tắc này với tư cách là nhà sản xuất.
Tất cả các thành viên tham gia hệ thống bộ nguyên tắc chung cam kết nâng cao nhận thức về cà phê trên con đường tiến tới sự phát triển bền vững, cung cấp thông tin đầy đủ khi cần, thực hiện Bộ nguyên tắc ở nơi thích hợp và hỗ trợ đào tạo, phát triển năng lực. Hệ thống nguyên tắc chung khuyến khích trao đổi thông tin và sự tương hỗ giữa các cơ quan trong ngành cà phê.
Bộ nguyên tắc chung không phải là một giải pháp cho cuộc khủng hỏang cà phê trên thế giới, nhưng lại mở ra một triển vọng phát triển lâu dài cho các nhà cung cấp cà phê và tạo cơ sở mới cho cuộc cạnh tranh về chất lượng sản phẩm và chất lượng của các phương pháp sản xuất bền vững. Mọi thành viên của chuỗi sản xuất cà phê đều tham gia Bộ nguyên tắc chung để liên tục kích cầu cho cà phê được sản xuất và chế biến theo các phương pháp bền vững thông qua việc phổ
Các nguyên tắc chính trong sản xuất cà phê 4C
Khía cạnh xã hội:Người lao động và nhà sản xuất có quyền thành lập, tham gia và được đại diện bởi một tổ chức độc lập mà họ lựa chọn. Người lao động có quyền thỏa ước tập thể. Tất cả các thành viên trong suốt chuỗi có những hành động tích cực nhằm bảo vệ các quyền bình đẳng về giới tính, tôn giáo, dân tộc và quan điểm chính trị. Trẻ em có quyền có tuổi thơ và đi học.Người lao động được nhận một bản hợp đồng lao động, thời giờ làm việc tuân thủ các luật pháp quốc gia/ công ước quốc tế và giờ làm thêm được trả công xứng đáng. Tiền lương tuân thủ luật pháp quốc gia hoặc thỏa thuận của ngành. Người sử dụng lao động đảm bảo các điều kiện an tòan và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động. Lao động thời vụ và lao động nhận lương theo sản phẩm được đối xử công bằng. Người lao động có quyền được đào tạo để nâng cao kỹ năng và năng lực của mình. Các hợp tác xã, hiệp đòan hướng tới việc phát triển kỹ năng và nâng cao năng lực.Các hợp tác xã, hiệp đòan và hiệp hội hướng tới việc cải thiện điều kiện sống và hỗ trợ giáo dục cơ bản cho thành viên của mình.Người lao động có quyền được cải thiện điều kiện sống và giáo dục của mình.
Khía cạnh môi trường.Tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ việc bảo tồn động vật hoang dã và các lòai vị nguy cơ tuyệt chủng. Bảo vệ và củng cố hệ thực vật bản địa. Giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu và tác hại tới sức khỏa của con người và thiên nhiên. Có các họat động bảo tồn đất đai, sử dụng phân bón một cách thích hợp, các chất hữu cơ được quản lý tốt. Các nguồn nước được bảo tồn về mặt chất lượng cũng như khối lượng của nước. Nước thải, chất thải (bao gồm cả rác bao gói) được quản lý một cách an tòan. Ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng.
Phương diện kinh tế:Thị trường cà phê phải đảm bảo minh bạch và thông tin luôn sẵn có cho các bên mua và bán thuộc cộng đồng cà phê sử dụng bộ nguyên tắc chung.Các hợp tác xã/ các nhà xuất khẩu/ hiệp hội giúp các nhà sản xuất và các hộ nhỏ cải thiện khả năng tiếp cận thị trường một cách đầy đủ hơn (ví dụ như thông tin thị trường, tín dụng tài chính cũng như cung cấp đầu vào).Chất lượng sản phẩm minh bạch theo các thực hành nông nghiệp tốt nhất và tuân thủ các tiêu chuẩn xuất khẩu quốc gia và quốc tế.
Chất lượng thực và theo cảm quan của cà phê hạt được nâng cao vì các đối tác trong chuỗi cung ứng nâng cao kỹ năng của họ trong các thực hành nông nghiệp tốt.Giá cả phản ánh được chất lượng , bao gồm chất lượng của sản phẩm, chất lượng sản xuất và chế biến bền vững theo bộ nguyên tắc.
KẾT LUẬN
Giải pháp cho sự phát triển vị thế xuất khẩu của café VIỆT NAM trên trường quốc tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên cơ sở khai thác tối đa lợi thế so sánh của sản phẩm trên thị trường xuất khẩu và nội địa; phát triển toàn diện, bền vững, hiện đại hóa đồng bộ các khâu: sản xuất nông nghiệp – chế biến công nghiệp – giao dịch thương mại. Đến năm 2020, toàn bộ sản phẩm cà phê Việt Nam được sản xuất – chế biến hợp chuẩn, hợp quy, giao dịch bình đẳng tại các sàn giao dịch trong nước và nước ngoài với giá bán ngang bằng hoặc cao hơn giá sản phẩm cùng loại trên thị trường; giá trị gia tăng của sản phẩm do yếu tố chất lượng mang lại tăng từ 30 - 50% (tính theo giá cố định); hạn chế tối đa những thiệt hại đối với ngành cà phê do sự biến động bất lợi của thị trường thế giới; góp phần ổn định cuộc sống, cải thiện thu nhập của người trồng cà phê, trong đó phần đông là đồng bào các dân tộc thiểu số nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp và vị thế của cà phê Việt Nam trên trường quốc tế đóng góp đáng kể vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đất nước.