- Thêm vào đó, các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động tư vấn tài chính doanh
TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT
3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT
VIỆT NAM VÀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN TÂN VIỆT
3.1.1. Định hướng phát triển chung của thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong đề án của Bộ Tài chính trình lên Chính Phủ về phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và định hướng tới 2020, các nội dung cơ bản như sau:
Cần nhanh chóng hoàn thiện về thể chế, đảm bảo tính công khai, minh bạch và có sự kiểm soát của Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động của thị trường; từng bước đưa thị trường vốn trở thành một phần quan trọng của thị trường tài chính.
Thị trường vốn phải phát triển đa dạng, đáp ứng nhu cầu huy động vốn để đầu tư của mọi đối tượng trong nền kinh tế. Phấn đấu đến năm 2010 sẽ hoàn chỉnh cơ bản cấu trúc thị trường vốn và đến năm 2020 sẽ phát triển sánh vai với thị trường các nước trong khu vực và trên thế giới.
Tuy thị trường vốn phát triển khá nhanh song quy mô còn nhỏ, chất lượng chưa cao, hàng hóa chưa đa dạng; tính minh bạch công khai còn hạn chế. Bên cạnh đó, công tác quản lý giám sát thị trường, điều hành vĩ mô còn nhiều bất cập trong khi năng lực cưỡng chế thực thi của cơ quan giám sát còn yếu và thiếu. Thị trường tự do chiếm tỷ lệ lớn. Với các lý do trên, nó tiềm ẩn bất ổn cho cả hệ thống tài chính.
Học viện Tài chính Hoạt động đầu tư theo phong trào là chủ yếu trong khi nguồn cung, cầu không ổn định, xảy ra hiện tượng mất cân đối cung cầu chứng khoán làm cho không xác định được giá trị thực của doanh nghiệp và đã gây ra tình trạng hoang mang, lo lắng trên cả thị trường có tổ chức và thị trường tự do.
Theo nội dung đã được Bộ Tài chính trình bày, để thực hiện được những mục tiêu phát triển thị trường vốn như đã đề ra thì trước hết cần phát triển số lượng, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu thị trường. Điều này được cụ thể hóa bằng việc đẩy mạnh chương trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, tổng công ty, ngân hàng thương mại nhà nước và tiếp theo là niêm yết trên thị trường chứng khoán; thúc đẩy những doanh nghiệp đã cổ phần hóa đủ điều kiện phải thực hiện niêm yết đồng thời tiến hành rà soát để có thể bán tiếp phần vốn của Nhà nước tại các công ty cổ phần mà Nhà nước không cần giữ cổ phiếu chi phối.
Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các loại hình trái phiếu trên thị trường như trái phiếu Chính phủ, trái phiếu đô thị, trái phiếu doanh nghiệp..., xây dựng và phát triển các sản phẩm chứng khoán phái sinh như: quyền chọn mua, bán chứng khoán, hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn, các sản phẩm từ chứng khoán hóa tài sản và các khoản nợ... Thị trường vốn phải phát triển theo hướng hiện đại, hoàn thiện về cấu trúc, được quản lý giám sát bởi các cơ quan chức năng và có khả năng liên kết với các thị trường khu vực, quốc tế.
Để thực hiện được điều đó cần sớm hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt nhằm tạo kênh huy động vốn; hình thành và phát triển thị trường giao dịch tương lai cho các công cụ phái sinh; thị trường chứng khoán hóa các khoản cho vay trung, dài hạn của ngân hàng... hay việc phát triển thị trường cổ phiếu theo nhiều cấp độ để đáp ứng nhu cầu đa dạng của nhiều loại hình doanh nghiệp.
Học viện Tài chính Cần phát triển các định chế trung gian và dịch vụ thị trường bằng cách thúc đẩy tăng số lượng, chất lượng hoạt động và năng lực tài chính của các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ... bên cạnh đó cần thúc đẩy việc nghiên cứu thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài vào hoạt động.
Khuyến khích phát triển hệ thống nhà đầu tư không phân biệt trong và ngoài nước, khuyến khích các định chế đầu tư chuyên nghiệp như ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, bảo hiểm... tham gia vào thị trường. Đa dạng hóa các loại hình quỹ đầu tư để thu hút vốn dân cư tham gia; khuyến khích các quỹ đầu tư nước ngoài đầu tư dài hạn vào thị trường Việt Nam theo luật định.
Đồng thời, cần nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước; nghiên cứu các biện pháp kiểm soát chặt chẽ trong những trường hợp cần thiết dựa trên nguyên tắc được thể chế hóa, công bố công khai cho nhà đầu tư.
3.1.2.Định hướng phát triển của Công ty cổ phần chứng khoán Tân Việt trong thời gian tới
Mục tiêu phát triển
TVSI muốn vươn lên trở thành một trong những định chế ngân hàng đầu tư hàng đầu, trong đó có hoạt động môi giới, dịch vụ tín dụng trong lĩnh vực chứng khoán làm chủ đạo.
• Phát triển thương hiệu TVSI trở thành 1 trong những thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán (Phấn đấu năm trong TOP 10 thị phần trong lĩnh vực Môi giới vào năm 2012)
• Tạo điều kiện tốt nhất cho CBCNV phát triển
• Đóng góp lớn vào sự phát triển của Ngành chứng khoán và nền kinh tế nước nhà.
Học viện Tài chính • Tối đa hóa lợi ích của Cổ đông.
Chiến lược trung và dài hạn
• Chiến lược dẫn đầu (First mover): Luôn luôn đi đầu và phát triển sản phẩm mới.
• Tạo sự khác biệt (Differentiation) & Giá hợp lý: Tìm nhu cầu mới của khách hàng và khám phá thị trường mới.
• Chiến lược tăng trưởng ngang (Horizontal): Thông qua mở rộng mạng lưới và kênh phân phối.
• Chiến lược tập trung (Focus): Tập trung vào hoạt động Môi giới và tín dụng làm nền tảng.
• Tăng trưởng thông qua hợp tác và liên minh với đối tác chiến lược: Liên kết chặt chẽ với SCB để cung cấp dịch vụ Ngân hàng Thương mại và NH Đầu tư để phục vụ trọn gói cho khách hàng.