Chiều hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch So sánh (%)

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cảng bến nghé (Trang 37 - 49)

- ICD Bến Nghé.

T Chiều hàng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch So sánh (%)

Sản lượng TT (%) Sản lượng TT (%) Sản lượng TT (%) 2012 /201 1 2013/2 012 2012/201 1 2013/ 2012 I Chiều xuất 1.007 23,15 1.015 23,2 981 23,79 8 (34) 100,8 96,68 1 Xuất ngoại 566 13,01 572 13,0 8 551 13,36 6 (21) 101,1 96,3 2 Xuất nội 441 10,14 443 10,12 430 10,43 2 (13) 100,4 97,17 II Chiều nhập 3.343 76,85 3.360 76,8 3.144 76,21 17 (216) 100,5 93,56 1 Nhập nội 2.615 59,25 2.622 59,93 2.453 59,46 7 (169) 100,3 93,55 2 Nhập ngoại 728 17,6 738 16,87 691 16,75 10 (47) 101,4 93,62 Tổng 4.350 100 4.375 100 4.125 100 25 (250) 100,6 94,29 Nguồn : Phòng Khai thác Cảng Bến Nghé Sản lượng thông qua cảng theo chiều nhập năm 2013 đạt 3.144 (nghìn tấn) chiếm tỷ trọng là 76,21% ; sản lượng thông qua theo chiều xuất đạt 981 (nghìn tấn) chiếm tỷ trọng 23,79%. Sản lượng thông qua Cảng năm 2013 tăng 48 (nghìn tấn) đạt 101,1% so với năm 2012.

Nguyên nhân làm cho sản lượng thông qua cảng năm 2013 giảm là do các chiều hàng đến cảng đều giảm. Chiều nhập có mức ảnh hưởng lớn hơn chiều xuất tới tổng sản lượng thông qua cảng vì sản lượng thông theo chiều nhập ở cả 2 năm đều lớn hơn rất nhiều so với chiều xuất.

- Chiều nhập

+ Chiều nhập ngoại

Năm 2013 chiếm tỷ trọng 59,46%. Sản lượng nhập ngoại có mức giảm hơn mức nhập nội nguyên nhân là do nước ta hiện nay vẫn là một nước nhập siêu. Hơn nữa tỷ giá USD so với VNĐ luôn biến động và ở mức cao ảnh hưởng đến sức mua đối với hàng nhập khẩu.

+ Chiều nhập nội

Năm 2013 thì sản lượng hàng nhập nội giảm 47 (nghìn tấn) mức độ tăng nhỏ hơn so với năm 2012. Chủ yếu là các sản phẩm nhập về từ miền Bắc khu

vực miền năm và chuyển về cửa khẩu xuất đi Campuchia. Nguyên nhân chiều hàng này giảm là do nhu cầu hàng hóa tại các khu vực miền nam giảm.

- Theo chiều xuất

Sản lượng năm 2013 đạt 1.052 (nghìn tấn) về tuyệt đối và tăng 3,7% về tương đối, mức độ ảnh hưởng tăng đến tổng sản lượng thông qua toàn cảng là 0,82% so với năm 2012.

+ Chiều xuất ngoại: Năm 2013 luồng hàng xuất ngoại đạt 96,68% chênh lệch 34 nghìn tấn so với năm 2012. Mức độ ảnh hưởng đến tổng sản lượng là 0,48%. Ta thấy xuất ngoại nhiều hơn xuất nội do cảng có chính sách Maketing thu hút lượng khách lớn trong chiều hàng xuất ngoại.

+ Chiều xuất nội

Năm 2013 giảm 13 (nghìn tấn) đạt 97,17%, mức độ ảnh hưởng tăng đến tổng sản lượng thông qua toàn cảng là 0,29 %. Lượng hàng này chủ yếu là phục vụ cho các tỉnh miền Tây và Đông Nam Bộ và chở sang Campuchia. Nguyên nhân chiều hàng này tăng là do nhu cầu tiêu dùng trong nước tăng, cùng với sự phát triển của cảng.

Tóm lại : Hàng hóa thông qua cảng năm 2013 giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do hàng nhập ngoại, xuất ngoại giảm. Do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới tăng trưởng với tốc độ chậm, bất ổn kinh tế vĩ mô, chính trị và biến động phức tạp của thị trường tài chính tiền tệ toàn cầu. Các nền kinh tế là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Mỹ, EU, Nhật Bản tăng trưởng chậm. Hơn nữa sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc trong điều kiện hội nhập Đông Á và thực hiện mậu dịch tự do ASEAN và ASEAN+ ngày càng sâu rộng cộng thêm sự rào cản thương mại mới ngày càng nhiều với các hành vi bảo hộ thương mại sẽ làm sản lượng hàng xuất khẩu Việt Nam nói chung và sản lượng thông qua Cảng nói riêng giảm. Trong khi đó các yếu tố gây lạm phát tăng vẫn còn tiềm ẩn khiến cho nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm, ảnh hưởng đến sức sản xuất tiêu thụ hàng nội địa kéo theo sản lượng hàng nội địa thông qua Cảng càng giảm.

2.B.2.2. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng thông qua theo mặt hàng

Việc phân tích tình hình thực hiện sản lượng theo mặt hàng sẽ cho phép đánh giá một cách chi tiết và chính xác sự biến động của tổng sản lượng thông qua và mức độ tác động của từng nhân tố đối với các loại hàng để từ đó cảng dự kiến nhu cầu vận chuyển xếp dỡ từng loại hàng trong thời gian tới và có những biện pháp thiết thực cụ thể nhằm khai thác và chiếm lĩnh thị trường đối với từng loại hàng cụ thể.

Bảng 2.6. Tình hình sản lượng theo mặt hàng Cảng Bến Nghé giai đoạn 2011- 2013

TT Mặt hàng Năm 2012 Năm 2013 Sản lượng Tỷ trọng (%) Sản lượng Tỷ trọng (%) 1 Sắt thép, thiết bị 1.585 36,22 1.603 38,85 101,14 18 0,41 2 Hàng bao, kiện 387 8,84 381 9,23 98,45 (6) -0,14 3 Container 2.250 51,42 1.998 48,43 88,80 (252) -5,76 4 Khác 154 3,53 144 3,50 93,52 (10) -0,23 Tổng 4.375 100 4.125 100 94,29 (250)

Cảng Bến Nghé là một cảng tổng hợp nên được trang bị đầy đủ các phương tiện phục vụ xếp dỡ các loại hàng. Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2013 loại hàng sắt, thép, thiết bị và container là những mặt hàng chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn. Trong đó hàng container là loại hàng xếp dỡ nhiều nhất 2013 chiếm 48,43% tổng sản lượng thông qua, kế tiếp là hàng sắt thép và trang thiết bị chiếm 38,85% và hàng bao kiện chiếm 9,23%

Năm 2013 cảng xếp dỡ loại hàng sắt thép, thiết bị tăng 18 (nghìn tấn) đạt 101,14% so với năm 2012, mức độ ảnh hưởng làm tăng sản lượng thông qua 0,41%. Mặt hàng này có ảnh hưởng lớn tới tổng sản lượng thông qua Cảng, chủ yếu là các loại sắt cuộn, tôn cuộn, sắt ống, thép, dây cuộn và các máy móc thiết bị phụ tùng. Loại hàng này tăng là do nhu cầu vận chuyển của khách hàng tăng, cảng có được sự tin cậy từ khách hàng, giá cả phù hợp, bảo quản tốt nên khách hàng đã chọn cảng Bến Nghé để vận chuyển, lưu tại cảng và trình độ xếp dỡ, tay nghề công nhân cùng máy móc thiết bị được cảng trang bị đầy đủ nên xếp dỡ nhanh, cảng lại có diện tích kho bãi rộng nên việc lưu kho bãi thuận lợi. Hơn nữa máy móc thiết bị, phụ tùng là nhóm hàng nhập khẩu nhiều nhất ở Việt Nam để phục vụ sản xuất cho doanh nghiệp trong nước

Loại hàng container năm 2013 vận chuyển có khu hướng giảm. Cụ thể là về tuyệt đối giảm 252(nghìn tấn) tương đương khoảng 20.312 Teus và về tương đối chỉ đạt 88,80% ; nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn lượng hàng hóa vận chuyển ít, một phần là do tốc độ xếp dỡ container của cảng có năng xuất kém hơn cảng VICT và Cát Lái, và máy móc thiết bị chuyên dụng cho việc xếp dỡ container chưa được hiện đại như các cảng khác nên khả năng cạnh tranh kém chủ yếu là các khách hàng quen thuộc như Vinalines, Biển đông, Gemadept. Tuy nhiên mặt hàng này cũng có ảnh hưởng lớn tới tổng sản lượng cũng như doanh thu tại cảng vì thế cảng cũng nên chú trọng về mặt hàng này. Cảng nên nâng cao chất lượng, năng suất dịch vụ hàng

container nhằm giữ container ở các luồng hàng là rất cao và có xu hướng ổn định lâu dài.

Hàng bao kiện năm 2013 giảm so với năm 2012 về tương đối là 1,55% và 6 (nghìn tấn) về tuyệt đối góp phần làm giảm sản lượng của cảng. Cảng xếp dỡ hàng bao kiện chủ yếu là các loại hàng nội địa hoặc chuyển tải đi Campuchia. Bao, kiện này một phần được rút ruộc từ container ra để chuyển xuống xà lan hay ghe chở về miền tây và Campuchia. Ngoài ra cảng còn xếp dỡ hàng rời bằng gầu ngoạm đổ vào phễu được đặt trên cầu cảng.

Ngoài các loại hàng trên cảng còn xếp dỡ một số loại hàng khác như hàng đóng thùng phuy, can : dầu, xăng, sơn... hay các loại hàng cồng kềnh quá lớn, quá nặng : ôtô, cần trục, rơmooc... Loại hàng khác này năm 2013 giảm 10 (nghìn tấn) về tuyệt đối và đạt 6,48% so với năm 2012, góp phần làm giảm tổng sản lượng của cảng.

Tóm lại : Sản lượng giảm là do nhiều nguyên nhân tác động như : - Lượng tàu ra vào cảng giảm

- Tình hình kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt giữa các cảng trong khu vực ảnh hưởng đến tình hình khai thác sản lượng hàng hóa ở cảng

- Nguồn hàng trong năm không ổn định : Chủ yếu là hàng contairner có xu hướng giảm.

2.B.3.Phân tích tình hình doanh thu của cảng Bến Nghé năm 2011- 2013

Năm 2011- 2013 vẫn là một kỳ khó khăn với ngành hàng hải nói chung và với cảng nói riêng ở hầu hết các lĩnh vực, cả ở trong nước khu vực và trên thế giới.

Nền kinh tế toàn cầu đang trong trạng thái dần phục hồi và có xu hướng phát triển chậm lại, Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng đó. Trong khi đó tình hình lạm phát trong nước tăng cao, chính vì vậy đã đẩy chi phí đầu vào tăng rất nhanh, trong khi đó tiền lương, giá xăng dầu, điện... tăng mạnh hơn cả, đây chính là các chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng

Trong các doanh nghiệp, tùy từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau mà cũng được tính toán khác nhau.

Bảng 2.7: Tình hình doanh thu Cảng Bến Nghé năm 2011- 2013

TT Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) Chênh lệch Mức độ ảnh

hưởng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 2012/ 2011 2013/ 2012 2012/ 2011 2013/ 2012

I Doanh thu thuần 177.277 93,60 245.257 93,84 188.253 94,31 138,35 76,76 67.980 -57.004 35,89 -21,81

1

Xếp dỡ 59.092 31,20 81.935 31,35 77.269 38,71 138,66 94,31 22.843 -4.666 12,06 -1,79

2 Cảng phí 8.902 4,70 12.728 4,87 9.302 4,66 142,98 73,08 3.826 -3.426 2,02 -1,31

3 Cho thuê kho bãi 16.099 8,50 22.529 8,62 15.450 7,74 139,94 68,58 6.430 -7.079 3,39 -2,71

4 Những dịch vụ

khác 93.184 49,20 128.039 48,99 86.232 43,20 137,40 67,35 34.854 -41.807 18,40 -16,00

II Doanh thu hoạt

động tài chính 9.470 5,00 12.153 4,65 8.523 4,27 128,33 70,13 2.683 -3.630 1,42 -1,39

III Thu nhập khác 2.652 1,40 3.973 1,52 2.834 1,42 149,82 71,35 1.321 -1.138 0,70 -0,44

Tổng cộng 189.399 100,00 261.357 100,00 199.611 100,00 137,99 76,37 71.958 -61.746 37,99 -23,63

Mặc dù gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng được sự ủng hộ của các đại lý hãng tàu, khách hàng, thành phố... và với thế mạnh khai thác cảng nên nhìn chung chỉ tiêu về doanh thu năm 2012 của cảng có sự tăng trưởng tốt, tuy nhiên năm 2013 có xu hướng giảm nhẹ. Mà cụ thể là : Tổng doanh thu của các loại hàng dịch vụ của cảng năm 2012 đạt 216. 357 triệu đồng tăng 37,99% so với năm 2011. Doanh thu năm 2013 đạt 199.67 triệu tấn giảm 23,67% do bối cảnh khó khăn chung của cả nền kinh tế cộng với sự chia sẻ nguồn hàng, cạnh tranh gay gắt về giá giữa các cảng khiến các nguồn thu của Công ty năm 2013 giảm mạnh.

Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ :

Đây là doanh thu chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của cảng.Năm 2013 doanh thu có xu hướng giảm so với năm 2012 và giảm 57.004 triệu đồng về tuyệt đối, giảm 23,24% về tương đối, mức giảm đó đã làm ảnh hưởng đến tổng doanh thu năm 2013 là 21,88% tổng doanh thu của cảng. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng là do các khoản mục doanh thu xếp dỡ , doanh thu từ cảng phí tăng và lượng tăng này đủ bù đắp lại lượng giảm từ doanh thu cho thuê kho bãi và những dịch vụ khác. Ta sẽ phân tích chi tiết trong phần sau:

Doanh thu xếp dỡ :

Năm 2013 doanh thu là 77.269 triệu đồng giảm 4.666 triệu đồng về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2012, với tốc độ giảm là 95,34%và lượng giảm này đã có mức độ ảnh hưởng tăng tới tổng doanh thu trong năm là 1,79% so với cùng kỳ năm 2012. Doanh thu xếp dỡ là chủ yếu trong doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ và nó là nhân tố làm cho doanh thu thuần và cung cấp dịch vụ tăng trong năm 2012, giảm trong năm 2013

Doanh thu xếp dỡ tính trên trọng tải, dung tích hay đối với hàng container là tính trên teus vì vậy doanh thu này tăng là do doanh thu xếp dỡ kho bãi và doanh thu xếp dỡ tàu tăng nguyên nhân : sản lượng thông qua sắt thép, thiết bị, hàng bao kiện, bách hóa lưu kho, bãi tăng và sản lượng xếp dỡ theo chiều kho –

Đây thực sự là một biểu hiện tốt, điều đó cũng chứng tỏ được năng lực xếp dỡ của cảng trong giai đoạn phát triển mới, điều này chứng tỏ khả năng tiếp nhận hàng bách hóa, rời, tổng hợp của cảng là tương đối tốt đảm bảo được nhu cầu của khách hàng. Vì vậy cảng cũng cần đầu tư trang thiết bị để xếp dỡ mặt hàng cho phù hợp. Năm 2013 với sự cạnh tranh gay gắt giữa các cảng trong khu vực, nên cảng Bến Nghé luôn chịu sức ép cạnh tranh về nhiều mặt doanh thu xếp dỡ có xu hướng giảm

Doanh thu cảng phí :

Như đã biết tình hình cạnh tranh giữa các cảng trong khu vực rất gay gắt, quyết liệt của các cảng bạn đã ảnh hưởng tới tâm lý khách hàng, hãng tàu – là cơ hội cho các đối thủ cạnh tranh tuyên truyền, lôi kéo khách hàng của cảng… nên cảng cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút khách hàng đưa hàng thông qua cảng, các hãng tàu cho tàu cập cảng. Đây chính là khó khăn lớn nhất của cảng trong việc cạnh tranh trong thị phần xếp dỡ hàng hóa. Năm 2013 doanh thu từ cảng phí đạt 9.302 triệu đồng, giảm 3.426 triệu đồng về tuyệt đối, giảm 26,92% so với năm 2012, làm tổng doanh thu giảm 1,31%.

Hiện cảng đang không ngừng đưa ra các chính sách thu hút khách hàng như có giá ưu đãi cho những khách hàng thường xuyên, trung thành. Hình tượng của công ty đang dần chiếm được thiện cảm của khách hàng trong khu vực. Cảng Bến Nghé có một vị trí khá thuận lợi nằm gần trung tâm thương mại và công nghiệp lớn của Thành phố Hồ Chí Minh, nằm gần cửa ngõ giao lưu hàng hoá giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ nên nguồn hàng rất dồi dào cảng cần có các biện pháp thu hút khách hàng nhiều nhất.

Doanh thu cho thuê kho bãi :

Năm 2013 doanh thu cho thuê kho bãi chỉ đạt 15.450 triệu đồng giảm 7.079 triệu đồng về số tuyệt đối và về tương đối đạt 92,121% so với năm 2011, ảnh hưởng đến tổng doanh thu của cảng là giảm 2,71% vì năm 2012 doanh thu cho thuê kho bãi đạt 22.529 triệu đồng. Tuy có diện tích kho bãi rộng nhưng do cạnh tranh gay gắt giữa các cảng trong khu vực nên doanh thu này giảm so với năm

2012. Do đó cảng nên xem xét và có kế hoạch sao cho thu hút khách hàng để doanh thu tăng lên.

Doanh thu từ những dịch vụ khác :

Qua bảng đánh giá ta nhận thấy doanh thu từ những dịch vụ khác chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như toàn bộ doanh thu trong cảng. Những dịch vụ khác ở cảng Bến Nghé đó là : dịch vụ trung chuyển container quốc tế, dịch vụ tàu lai, tiền điện cho container của chủ hàng, vệ sinh hầm hàng, vệ sinh container, chằng buộc, đóng gói hàng hóa … Trong năm 2013 doanh thu này đã giảm mạnh chỉ đạt 67,35% tức là giảm 41.807 triệu đồng so với năm 2012, làm cho doanh thu từ dịch vụ khác ảnh hưởng giảm đến tổng doanh thu của cảng là 16%, mức giảm lớn nhất trong các yếu tố doanh thu, đây là điều biểu hiện không tốt trong hoạt động kinh doanh của cảng.

Nguyên nhân doanh thu từ những dịch vụ khác năm 2013 giảm là do trong năm cảng cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ chính yếu theo như ngành nghề kinh doanh nên không thực hiện thêm các ngành nghề kinh doanh phụ và do ảnh

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cảng bến nghé (Trang 37 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w