- ICD Bến Nghé.
16 Lợi nhuận sau
Hình 2.3 Biểu đồ chỉ tiêu tài chính Cảng Bến Nghé từ 2011 – 2013
Doanh thu
Tổng doanh thu năm 2013 đạt 76,76% so với cùng kỳ năm 2012, và lượng chênh lệch tuyệt đối giảm là 57.004 triệu đồng so với năm 2012. Năm 2013 với sự biến động giá cả một số mặt hàng nhạy cảm được nhà nước điều chỉnh tăng cho phù hợp với giá cả của khu vực và thế giới như: xăng, dầu, điện, nước… đã phần nào ảnh hưởng trực tiếp đến tổng doanh thu của cảng.
Các khoản giảm trừ trong năm 2011 đã không có. Đây cũng là một biểu hiện tốt, nó sẽ làm giảm chi phí đầu vào của giá thành đơn vị, và như vậy sẽ làm cho khả năng cạnh tranh về giá cước tăng lên, sẽ làm tăng sản lượng. Cảng cần chú ý hơn nữa trong việc giảm thiểu những chi phí không cần thiết, góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm, đưa năng suất lao động lên cao, tăng năng lực cạnh tranh, thu hút nguồn hàng về cảng, tạo lợi nhuận cho cảng tăng lên.
Giá vốn hàng bán
So với doanh thu thì giá vốn hàng bán năm 2013 là 119.945triệu đồng tốc độ giảm là 18,28% hay giảm 26.822 triệu đồng, trong khi tổng doanh thu giảm 23,24% đây là một biểu hiện chưa tốt, cho thấy tình hình quản lý chi phí đầu vào của cảng là chưa tốt.. Cảng cần xem lại tỷ lệ khấu hao, cũng như phương pháp khấu hao sao cho phù hợp.
Trong năm 2013 doanh thu giảm, giá vốn giảm 26.822 triệu đồng dẫn đến lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 giảm 30.182 triệu đồng về giá trị tuyệt đối và giảm 31,24% so với năm 2012.
Trong năm 2013 doanh thu từ hoạt động tài chính giảm với mức giảm là 29,87% so với năm 2012 với lượng giảm tuyệt đối là 3.630 triệu đồng, sự sụt giảm của nó cũng góp phần làm tổng doanh thu của cảng giảm bớt.
Chi phí tài chính tăng 200 % so với năm 2012, tương ứng với lượng tăng tuyệt đối là 32 triệu đồng đó là do chi phí chênh lệch tỷ giá tăng nhiều hơn chi phí lãi vay. Trong khoản mục này thì chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng chủ yếu nhưng tăng : đây là biểu hiện không tốt vì nguồn vốn huy động được chủ yếu là nguồn vốn vay.
Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm với tốc độ giảm là 27,63% tương ứng với giảm 3.097 triệu đồng.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 giảm 3.097 triệu đồng so vơi năm 2012, với tốc độ giảm là 27,63 %.
Lợi nhuận khác lại giảm cụ thể là năm 2012 là 3.862 triệu đồng, và năm 2013 giảm xuống còn 2.745 triệu đồng như vậy lợi nhuận khác giảm 68,26 triệu đồng tương đương giảm 30,89 % so với năm 2012, đó là do thu nhập khác giảm mà chi phí khác lại tăng. Nhìn chung thu nhập khác giảm là một xu hướng tốt: tuy thu nhập khác có giảm đi nhưng là giảm các khoản thu nhập về tiền phạt chứng tỏ là tình hình sản xuất kinh doanh của cảng kỳ trước là tốt, hay các khoản thu nhập từ hàng các khoản hàng hóa dôi ra giảm, nhưng đây là một biểu hiện tốt về việc quản lý vật tư hàng hóa. Chi phí khác lại tăng chu yếu là các khoản chi phí cho việc thi công các công trình nâng cấp mở rộng cơ sở hạ tầng của cảng, đặc biệt là việc thiết kế sữa chữa cầu, bến tại cảng Phú Hữu.
Năm 2013 là một năm đầy biến động và khó khăn bởi sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế chưa thể phục hồi như trước đây. Do thị trường co hẹp, nhà nước tiết giảm đầu tư, dân cắt giảm chi tiêu…về cảng thì thiếu kho bãi, thiết
bị, về giao thông ách tắc… vẫn tiếp tục diễn ra, vì vậy đây là năm được dự báo là khó khăn cho việc thực hiện kế hoạch sản lượng. Trước những khó khăn đó, cảng cần tăng cường tiếp thị, nâng cao năng lực giải phóng tàu, tăng cường thiết bị, nâng cao cơ sở vật chất của cảng nhằm nâng cao năng lực giải phóng tàu để nâng cao hiệu quả khai thác tại cảng.
2.B.2.Sản lượng hàng hóa xếp dỡ giai đoạn 2009 – 2013
Sản lượng là chỉ tiêu biểu hiện kết quả sản xuất của doanh nghiệp, nó là cơ sở tính toán các chỉ tiêu khác trong quá trình sản xuất kinh doanh như : Lao động, tiền lương, sử dụng tài sản cố định, các chỉ quan hệ ngân sách...
Tình hình sản lượng hàng hóa thông qua cảng được thống kê như sau:
Bảng 2.4: Sản lượng hàng hóa xếp dỡ giai đoạn 2011- 2013
TT Chỉ tiêu ĐV tính Năm Chênh lệch So sánh (%) Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 2012/ 2011 2013/ 2012 2012/2 011 2013/ 2012
1 Số lượt tàu vào cảng Lượt
820 838 820 18 (18) 102,20 97,85 2 Tổng sản lượng 1.000 Tấn 4.350 4.375 4.125 25 (250) 100,57 94,29 2.1 - Sản lượng thông qua 1.000 TTQ 3.263 3.277 3.129 14 31 100,43 95,50 2.2 - Sản lượng xếp dỡ 1.000TXD 1.088 1.099 996 11 (281) 101,01 90,67
(Nguồn Ban Kinh doanh Cảng Bến Nghé năm 2011 – 2013) Qua bảng phân tích chung tình Hình sản lượng của Cảng trong năm 2011 – 2013 ta thấy trong các năm vừa qua các chỉ tiêu cơ bản đều đạt và có sự tăng trưởng tốt cụ thể:
Số lượt tàu ra vào cảng trong các năm: Năm 2013 số lượt tàu vào cảng giảm 18 lượt và đạt 97,35% so với năm 2012.
Về tình hình sản lượng thông qua cảng: Năm 2013 sản lượng của Cảng đạt 4.125 (nghìn tấn) giảm 250 nghìn tấn đạt 94,29 % so với năm 2012 nguyên nhân chủ yếu là do sản lượng xếp dỡ giảm 282 (nghìn tấn) lượng giảm này đã
có mức độ ảnh hưởng tới tổng sản lượng là 25,56%, đây là biểu hiện không được tốt của Cảng.
Để thấy rõ nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả sản lượng, ta sẽ lần lượt phân tích từng chỉ tiêu:
2.B.2.1. Tình hình thực hiện chỉ tiêu sản lượng thông qua theo chiều hàng
Trong xu hướng hiện nay của cả nước phần lớn là nhập hàng từ ngước ngoài về để chế biến sản xuất và tiêu thụ trong nước, có một số doanh nghiệp chuyên nhập linh kiện máy móc vật tư để sản xuất thành phẩm. Ở cảng Bến Nghé mặt hàng được nhập cũng như xuất nhiều nhất là sắt thép bao gồm các loại: sắt cuộn, tôn cuộn, sắt ống, sắt cây hay sắt sợi bó để phục vụ cho công nghiệp xây dựng. Container bách hoá, container lạnh…
Dựa vào bảng thống kê số lượng hàng thông qua cảng các năm từ 2011- 2013, tổng sản lượng được cấu thành từ 4 luồng hàng
- Hàng xuất ngoại - Hàng xuất nội - Hàng nhập ngoại - Hàng nhập nội
Bảng 2.5: Tình hình thực hiện sản lượng thông qua theo chiều hàng T