Quá trình thực tập:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân, nhóm tại làng trẻ em sos nha trang (Trang 25 - 38)

Ngày / Giờ Địa Điểm Công Việc 8h – 11h / 14h – 17h

15/08/2011

Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Đến gặp mặt lãnh đạo để tạo mối quan hệ và tìm hiểu thêm về cơ sở thực tập.

Làm quen với nề nếp sinh hoạt của Làng. 15h – 16h25’

16/08/2011

Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Trò chuyện với các mẹ và dì trong Làng để biết thêm về cơ sở thực tập.

8h – 11h 17/08/2011

Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Gặp gỡ kiểm huấn viên, tìm hiểu về hoàn cảnh chung của các em hiện nay. Tìm hiểu về lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Làng.

8h – 10h30’ 18/08/2011

Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Gặp mặt kiểm huấn viên và tìm hiểu về cơ cấu lãnh đạo và sơ đồ tổ chức của Làng, mục tiêu hoạt hoạt động và chức năng của cơ sở.

9h – 11h / 14h30’ – 16h45’

19/08/2011

Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Tìm hiểu về các đối tượng xã hội được Làng phục vụ. Đồng thời tìm hiểu các hoạt động chăm sóc trẻ tại Làng.

7h30’ – 9h00’ 20/08/2011

Phường Vĩnh Hoà, văn phòn UBND tỉnh Khánh Hoà.

Lên phường và UBND Tỉnh để tìm hiểu thông tin về

Giai đoạn 2: Thực hành công tác xã hội cá nhân:

Thời gian Địa điểm Công việc

8h – 10h / 17h – 18h15 22/08/2011

Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Tiếp cận với Lưu Xá Thanh Niên. Chơi thể thao và hướng dẫn các em làm bài tập.

16h – 20h45’ 23/08/2011

Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Thu thập thông tin của thân chủ. Sử dụng kĩ năng giao tiếp để khai thác thông tin từ thân chủ.

17h – 21h 24/08/2011

Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Tiến hành phúc trình vân đàm lần I với thân chủ (em Lê Đức Thân) Thực hiện phương pháp nói chuyện trao đổi thu thập thông tin quan sát hành động của thân chủ. Sau đó cùng em làm bài tập.

16h – 18h 25/08/2011

Sân bóng của Làng. Tổ chức đá banh và các trò chơi tập thể để tăng cường tinh thần đoàn kết tạo sân chơi lành mạnh.

19h – 21h 26/08/2011

Tại Lưu Xá của Làng SOS.

Chuẩn đoán, xác định vấn đề của thân chủ. Qua hồ sơ cá nhân, về gia đình, nhìn nhận lại

tổng quan các mối quan hệ của thân chủ. Phân tích mọi khía cạnh vấn đề của thân chủ để chuẩn đoán một cách khách quan nhất.

19h – 21h 27/08/2011

Tại Lưu Xá Thanh Niên Tham gia sinh hoạt tập thể với các em . Đưa ra các phương pháp giúp đỡ thân chủ sau đó cùng thân chủ trao đổi và lựa chọn các giải pháp phù hợp.

16h – 21h15’ 29/08/2011

Sân bóng Làng và Lưu Xá Thanh Niên.

Chơi thể thao cùng thân chủ và các em khác trong Làng. Theo dõi thân chủ để nhận diện kỹ lưỡng những vấn đề mà thân chủ gặp phải. Tìm hiểu thêm thông tin của thân chủ thông qua tiếp xúc với người nhà của thân chủ. Từ đó lấy người nhà làm động lực để giúp đỡ thân chủ. 15h30’ – 20h

30/08/2011

Lưu Xá Thanh Niên. Thực hiện tiến trình công tác xã hội đã bàn bạc với thân chủ từ

trước. Quan sát diễn biến tâm lý của thân chủ từ đó đưa ra các phương pháp can thiệp cho thân chủ lựa chọn hình thức can thiệp. Hoạch định qua kỹ năng quan sát. 14h – 20h30’

31/08/2011

Tại Làng SOS Nha Trang

Theo dõi sự thay đổi của thân chủ thông qua các hoạt động nhằm kịp thời thay đổi phương pháp giúp đỡ thân chủ cho phù hợp.

8h – 10h / 16h – 18h 01/09/2011

Tại Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Đánh giá sự thay đổi của thân chủ. Thay đổi phương pháp giúp đỡ thân chủ. Tổ chức các trò chơi tập thể và dạy các em một số bài múa. Tiếp tục giúp thân chủ giải quyết vấn đề.

16h – 18h 03/09/2011

Tại Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Hướng dẫn thân chủ giải quyết vấn đề của mình. Quan sát quá trình thay đổi của thân chủ sau một thời gian vấn đàm lần 1.

05/09/2011 Nha Trang. của thân chủ qua các hoạt động thể thao và các trò chơi tập thể. Chuẩn bị các câu hỏi tình huống cho buổi phúc trình vấn đàm lần II.

15h30’ – 20h45’ 06/09/2011

Tại Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Thực hiện phúc trình vấn đàm lần II.

18h – 22h15’ 07/09/2011

Tại Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Theo dõi diễn biến tâm lý của thân chủ và kết hợp với những tài liệu có được sau vấn đàm lần II. Để rồi từ đó bàn bạc tiếp với thân chủ những phương pháp và lựa chọn phương pháp phù hợp.

16h – 20h 09/09/2011

Tại Làng trẻ em SOS Nha Trang

Tiếp tục thu thập thông tin từ thân chủ. Theo dõi sự thay đổi của thân chủ sau vấn đàm lần II. 19h – 21h30’

10/09/2011

Tại Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Cùng với Làng và các đơn vị tài trợ tổ chức trung thu cho các em. Theo dõi diễn biến tâm lý của thân chủ.

16h – 20h 11/09/2011

Tại Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Tiếp tục theo dõi sự thay đổi của thân chủ

thông qua các hoạt động thể thao cũng như bài vở trên lớp và cách giao tiếp của thân chủ với các bạn trong Lưu Xá. 20h – 21h

12/09/2011

Tại Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Vấn đàm lần III với thân chủ. Thông qua nói chuyện giải quyết vấn đề của thân chủ và đề ra phương hướng phát triển, cùng thân chủ giải quyết vấn đề, chia sẻ những vướng mắc cho thân chủ.

Sự phát triển của thân chủ trong quá trình giải quyết vấn đề.

16h – 18h45’ 13/09/2011

Tại Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Tổ chức chơi đá banh cho các em trong Lưu Xá. Tiếp tục theo dõi sự thay đổi của thân chủ. 19h15’ – 21h00’

14/09/2011

Tại Làng trẻ em SOS Nha Trang.

Thực hiện công tác xã hội cá nhân, giúp thân chủ giải quyết một số vấn đề mà nhân viên xã hội cùng thân chủ xã nhìn nhận được qua những lần nói chuyện

với thân chủ.

4. Tiến trình làm việc với thân chủ:Giai đoạn 1: Tiếp cận và khám phá Giai đoạn 1: Tiếp cận và khám phá

Trong thời gian ban đầu, khi mới bắt đầu tham gia trợ giảng cùng các cô. Khi chưa lựa chọn thân chủ tôi tìm hiểu qua hoàn cảnh của tất cả các em trong Lưu Xá. Khi đó Thân đã gây ấn tượng với tôi bởi khả năng đá banh khá giỏi của em. Nhưng khi tôi phát hiện ra một điều tưởng chừng như đơn giản mà lại hết sức nhạy cảm. Đó là tôi chưa bao giờ thấy em cười dù chỉ một lần.

Lúc đầu thật sự là rất khó để em có thể nói chuyện với tôi. Nhưng sau một thời gian tiếp xúc bằng việc giảng bài và chơi thể thao cùng em tôi nhận thấy em là một đứa bé rất thông minh. Vì em làm các bài tập thuộc các môn tự nhiên rất nhanh và kết quả hết sức chính xác, chơi bóng lại rất hay có những pha đi bóng, những đường chuyền và ghi bàn hết sức sáng tạo. Bên cạnh đó tôi cũng khá nhiệt tình tiếp cận với em bằng một thái độ cởi mở và ôn hoà nên tôi nhanh chóng chiếm được cảm tình của em và được em chú ý lắng nghe mỗi khi tôi nói.

Nhờ sự tìm hiểu thông tin thân chủ một cách kỹ lưỡng qua các mẹ, dì, các nhân viên giáo dục và các tình nguyện viên tại Làng trẻ em SOS, tôi đã phần nào nắm bắt được tâm lý của Thân từ đó việc trò chuyện với em không còn là trở ngại của tôi nữa. Trong khoảng thời gian tìm hiểu em tôi đã phát hiện ra một số khăn của em. Vì căn bản Thân ít nói, ít hoà đồng, nên rất khó tìm cách để giải thích cũng như giúp đỡ em. Bên cạnh đó cũng có những thuận lợi là do việc em đi học trên trường và phải làm bài tập ở nhà nên bắt buộc em phải làm và tôi chính là người hướng dẫn em làm những bài tập đó, mặt khác em đang trong độ tuổi thanh niên nên suy nghĩ còn chưa chín chắn

và phải định hướng cho tương lai của mình nên tôi có thể dựa vào đó để làm lợi thế tạo mối quan hệ tốt hơn với em.

Thân đang gặp nhiều vấn đề về tâm lý cũng như nhận thức của em. Thân luôn sống khép mình, không hoà đồng với mọi người, luôn tạo khoảng cách với mọi người xung quanh. Đặc biệt em không muốn nhắc đến ba má của mình vì cảm thấy xấu hổ với bạn bè. Thiếu thốn tình cảm của gia đình từ khi còn bé, không được gia đình bên ngoại cũng như bên nội quan tâm nên em cảm thấy tủi thân rất nhiều. Do tâm lý không được ổn định, không xác định được mục tiêu cho tương lai của mình nên em không có động cơ để hứng thú với việc học.

Nhân viên công tác xã hội không chỉ khai thác thông tin từ phía thân chủ mà còn biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn lực khác nhau như từ các mẹ, dì, các nhân viên giáo dục, nhân viên văn phòng, người nhà của thân chủ, hàng xóm nơi thân chủ thường sinh sống, bạn bè của thân chủ.

Giai đoạn 2: Đánh giá và thiết lập kế hoạch giúp đỡ

Tôi và thân chủ đã ngồi lại đánh giá toàn bộ vấn đề của thân chủ về mức độ tình trạng mà than chủ đang gặp phải. Trong quá trình này tôi đã huy động tối đa sự tham gia của đối tượng và tập trung khai thác mọi nguồn lực bên trong của đối tượng. Ở giai đoạn này tôi và thân chủ đã xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ, đường lối cách thức để đi đến mục tiêu là giúp thân chủ thay đổi nhận thức, hòa đồng vào tập thể, xóa bỏ mặc cảm về quá khứ của bản thân. Ít nhiều cũng phải tạo được sự thay đổi cho thân chủ. Em không hòa đồng vào tập thể, sống khép mình song mức độ cung không phải là lớn và vẫn có thể giải quyết được nếu em cố gắng. Đưa ra hướng giải quyết cho em và thực hiện kế hoạch đó. Dựa vào mức độ vấn đề của thân chủ không cao, tinh trạng không đáng lo ngại nên đã định hướng cho thân chủ giúp em hòa đồng vào tập thể, giúp em quên đi mặc cảm về quá khứ mà phải dùng nó làm động lực để phấn đấu.bằng sự nỗ lực của chính em. Bên

cạnh đó làm công tác tư tưởng cho em về mục đích của việc học, giúp em học bài và tạo hứng thú cho em. Từ đó em học bài không phải chỉ để đối phó nữa. Tôi nói cho em biết em có rất nhiều điểm mạnh, em chơi thể thao hay, thông minh lại phát triển khỏe mạnh nên em phải cố gắng để phát huy những gì mình có. Em luôn được sự quan tâm của mọi người. Trong quá trình thiết lập kế hoạch này tôi và thân chủ đã quyết định cho thôi kém căp em ấy học bài, giúp đỡ em trong việc tạo mối quan hệ với bạn bè.

Nhân viên công tác xã hội giúp đỡ thân chủ học bài vao các buổi tối, cùng thân chủ trò chuyện tâm sự, cùng chia sẻ những niềm vui nỗi buồn để em có cảm giác được ai đó quan tâm như bao đứa trẻ khác.

Cần sử dụng thêm những nguồn lực bên ngoài, tham gia các hoạt động của nhóm, tích cực tạo điều kiện cho em tham gia và phát huy những điểm mạnh của mình để em luôn thây tự tin và không mặc cảm với chính mình.

Giai đoạn 3: Thực hiện kế hoạch

Sau khi lên kế giúp đỡ thân chủ và bắt đầu thực hiện nó. Tôi trực tiếp trò chuyện, dạy em học bài và bên cạnh đó còn có những nguồn lực khác giúp thân chủ.

Bước đầu giải tòa tâm lý cho đối tượng bằng các buổi gặp mặt và nói chuyện vui vẻ với thân chủ, tạo dựng lòng tin từ thân chủ, để có thể dẽ mở lời cho những vấn đề nhạy cảm của thân chủ. Khai thác thông tin từ thân chủ, cũng như tìm những mối quan hệ mật thiết của thân chủ để tìm hiểu về lực học của thân chủ, về những biểu hiện tâm lý hằng ngày của thân chủ. Cùng trò chuyện với thân chủ, và tận dụng những kỹ năng đã được học để khai thác thông tin từ thân chủ, phải luôn thể hiện mình đang lắng nghe những gì em nói và thấu hiểu cho chính hoàn cảnh của em.

Bước hai là nói chuyện và khai thác thêm thông tin liên quan đến em như gia đình, thầy cô và các thông tin có liên quan ảnh hưởng đến tâm lý của

em khiến cho em còn e dè, mặc cảm it hòa đồng với mọi người xong quanh, thiếu tự tin trong giao tiếp và các hoạt động ngoại khóa. Cùng tâm sự với em để em hiểu được tầm quan trọng của việc học tập em mới kết hôn.

Sau khi tìm hiểu được những thông tin khá rõ về thân chủ, cùng thân chủ tham gia giải quyết những vấn đề đó lập nên một số kế hoạch cùng thân chủ thực hiện và giúp thân chủ hòa đồng với mọi người để thân chủ tự tin và thoải mái hơn, bớt mặc cảm về tâm lý. Có những biện pháp tích cực làm thay đổi tâm lý và hành động của thân chủ.

Các biện pháp tham gia giúp đỡ thân chủ là vui chơi, học tập cùng thân chủ, tác động đến các mối quan hệ khác, cùng tham gia vào qua trình giúp đỡ thân chủ. Như để bà ngoại có thời gian gặp gỡ và tâm sự với em nhiều hơn để có những sự tác động tích cực và nhiều hơn đến nhằm tạo sự ảnh hưởng mạnh mẽ hơn để em tự thay chình mình.

Trong qua trình giúp đỡ cá nhân, tôi đã nêu ra một số kế hoạch đòi hỏi thân chủ phải thực hiện một số hành động để tăng cường kết quả như bài tập xử lý tình huống trong nhóm nhỏ, các hoạt động đòi hỏi sự hợp tác. Qua đó thân chủ phát triển kỹ năng nhận biết bản thân cũng như người khác và kỹ năng tạo lập mối quan hệ, kỹ năng đánh giá…..

Trong suốt quấ trình giúp đỡ thân chủ tôi đã không ngừng quan sát tiến độ cũng như những trở ngại để có thể điều chỉnh mọi biện pháp giúp đỡ sao cho phù hợp với thân chủ tỏng điều kiên , hoản cảnh, môi trường cụ thể của thân chủ. Quá trình thực hiện kế hoạch phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước tiên là khả năng của chính thân chủ và nguồn lực hỗ trợ nên tôi luôn cố gắng tìm hiểu về sức mạnh của đối tượng cũng như những nguồn lực bên ngoài hỗ trợ cho việc thực hiện kế hoạch tốt hơn.

Giai đoạn 4: lượng giá và kết thúc

Nhìn chung thì trong quá trình tìm hiểu thông tin và lên kế hoạch giúp đỡ thân chủ. Không có điều gì nghiêm trọng xảy ra hay sai trái pháp luật và ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp. Trước tiên vì thân chủ là nam giới nên có phần thoải mái hơn về tâm lý. Cơ bản về thân chủ cũng không phải quá nghiêm trọng.

Kết thúc phần công tác xã hội cá nhân nhìn lại tôi thấy mình đã làm được và giải quyết phần nào vấn đề của thân chủ mặc dù không nhiều nhưng thân chủ đã có sự thay đổi nhất định theo chiều hướng tích cực.

Trong thực tập công tác xã hội cá nhân, tôi đã vận dụng được kỹ năng tạo mối quan hệ giữa nhân viên công tác xã hội và đối tượng là kỹ năng lắng nghe, vấn đàm, thấu cảm, kỹ năng xác định nội dung vào mục tiêu hành động, kỹ năng chọn phương sách sao cho không có thời gian, tiền của, sức lực, bên cạnh đó còn sử dụng kỹ năng dự đoán các yếu tố ảnh hưởng – các

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập công tác xã hội cá nhân, nhóm tại làng trẻ em sos nha trang (Trang 25 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w