Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã tích lương, thành phố thái nguyên (Trang 48 - 108)

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế

Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

kinh tế xã Tích Lương đã có những bước chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau tăng so với năm trước, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho các ngành kinh tế đều vượt chỉ tiêu. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt, số hộ giàu tăng nhanh, giảm tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới.

4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của đại hội Đảng bộ lần thứ XI (nhiệm kỳ 2000 – 2005), đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc toàn diện trong đời sống kinh tế của địa xã. Trong đó kinh tế liên tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực theo hướng thương mại và dịch vụ. Ngoài ra ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng được quan tâm phát triển, các ngành nghề được phát triển theo hướng đa dạng hoá, liên tục chuyển đổi theo biến động của thị trường.

4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp

Do quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh trên địa bàn xã nên quỹ đất dành cho nông nghiệp đang giảm dần, do đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ dần dần giảm theo.

- Về trồng trọt : + Cây lúa:

- Vụ chiêm: Diện tích gieo trồng 189,54 ha , đạt năng suất 45,82 tạ/ha, sản lượng thu được 8.686,2 tạ.

- Vụ mùa: Diện tích gieo trồng 274,6 ha , đạt năng suất 43,56 tạ/ha, sản lượng thu được 11.961,6 tạ.

+ Cây ngô: Năm 2005 diện tích gieo trồng đạt 28,7 ha, năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 861 tạ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

+ Cây lạc: Diện tích thực hiện năm 2005 là 38,2 ha, năng suất trung bình 12 tạ/ha, sản lượng đạt 458,4 tạ.

+ Cây khoai lang: Diện tích thực hiện năm 2005 là 52,56 ha, năng suất trung bình 50 tạ/ha, sản lượng đạt 2.632,5 tạ.

+ Đậu đỗ các loại: Năm 2005 diện tích gieo trồng đạt 27,4 ha.

+ Các loại rau màu khác: Năm 2005 diện tích gieo trồng đạt 53,8 ha, đạt 24 tạ /ha.

Bảng 4.1: Đánh giá kết quả năng suất cây trồng năm 2005

Đơn vị tính: ha

Thứ tự Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tạ)

1 Cây lúa

1.1 Vụ chiêm 189,54 45,82 8.686,2

1.2 Vụ mùa 274,6 43,56 11.961,6

2 Cây ngô 28,7 30,0 861,0

3 Cây lạc 38,2 12,0 458,4

4 Cây khoai lang 52,56 50,0 2.632,5

5 Đậu đỗ các loại 27,4

6 Các loại rau màu 53,8 24,0 1.411,2

Nguồn: UBND xã Tích Lương - thành phố Thái Nguyên [17]

- Về chăn nuôi: Khi diện tích trồng trọt ngày càng được thu hẹp lại thì kinh tế chăn nuôi có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ, trong đó chủ lực là chăn nuôi lợn và gia cầm, chăn nuôi sẽ được kết hợp với các nghề phụ như làm đậu phụ, nấu rượu, xay xát.

Công tác phòng trừ dịch bệnh cho gia súc, gia cầm cũng được địa phương quan tâm, thường xuyên phối hợp với trạm Thú y thành phố tổ chức kiểm tra và xử lý dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm, long móng, tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt đầu năm 2006. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Về lâm nghiệp: Trong những năm qua các dự án chăm sóc, bảo vệ khoanh nuôi tái sinh và trồng mới rừng được thực hiện có hiệu quả. Diện tích rừng sản xuất của xã có 155,54 ha chủ yếu là các loại cây bạch đàn, mỡ, keo... Đến nay, diện tích giao đất giao rừng cơ bản được hoàn thành, kết quả bảo vệ rừng đạt 98%, số rừng trồng được phát huy có hiệu quả đã cho khai thác hàng năm thu nhập khá.

- Về nuôi trồng thuỷ sản: Nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là nuôi cá nước ngọt trong các ao hồ trong các hộ gia đình. Năm 2005, diện tích nuôi thả đạt 15,4 ha, sản lượng đạt khoảng 560 tạ.

* Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Nhìn chung ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp có chiều hướng ngày một phát triển. Tốc độ tăng trưởng mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn từ 1,13 tỷ năm 2001 lên 3 tỷ năm 2005, bình quân tăng 0,37% năm. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất hoạt động thường xuyên phát triển theo chiều sâu công nghệ mới, hiện đại đi đôi với mở rộng quy mô sản xuất, chất lượng sản phẩm được chú trọng ngày càng được nâng cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.

Các ngành nghề sản xuất vẫn được duy trì và thường xuyên hoạt động như: mành cọ, cơ khí, đồ gia dụng ngày một phát triển. Thu hút được nhiều nhân lực lao động góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm cho nhân dân.

* Khu vực kinh tế thương mại - dịch vụ

Những năm qua, kinh tế thương mại dịch vụ trên địa bàn xã phát triển khá ổn định với tốc độ tăng trưởng khá cao, có những chuyển biến tích cực cả về số lượng cũng như quy mô hoạt động, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động. Đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương với tốc độ tăng bình quân năm là 40,75%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong giai đoạn 2001 - 2005 số cơ sở kinh doanh thương mại tăng nhanh, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực tư nhân, năm 2001 có 165 hộ kinh doanh và 2 doanh nghiệp đến năm 2004 có 315 hộ và 15 doanh nghiệp, tốc độ tăng bình quân năm là 22,7% hộ và 262,9% số doanh nghiệp.

Việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo cơ chế thị trường đã thúc đẩy các hoạt động kinh doanh dịch vụ - thương mại đáp ứng nhu cầu giao lưu trao đổi hàng hóa trên địa bàn xã, thành phố. Đặc biệt khi các ngành công nghiệp ngày càng phát triển, tạo ra sản phẩm hàng hóa ngày càng nhiều. Điều này được thể hiện thông qua số lượng các cơ sở hoạt động kinh doanh dịch vụ ngày càng tăng và mở rộng cả về quy mô cũng như chủng loại mặt hàng.

Nhìn chung, hoạt động thương mại trên địa bàn xã những năm qua không ngừng được củng cố và mở rộng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và tư nhân. Thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng đáp ứng được yêu cầu sản xuất và đời sống dân cư.

Trong thời gian tới, cần có những chiến lược phát triển thương mại - dịch vụ phù hợp, đa dạng hoá mặt hàng, nâng cao tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, mở rộng thị trường nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển.

4.1.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số: Theo báo cáo thống kê, đến cuối năm 2005, dân số xã Tích Lương có 11.205 người (chiếm 4,75% dân số toàn thành phố), với 2.033 hộ (quy mô hộ 5,5người/hộ), tỷ lệ phát triển số tự nhiên 1,20%. Mật độ dân số của xã là 1.201 người/km2

thấp hơn so với mật độ dân số chung của thành phố 1.330 người/km2

.

Mặt khác dân số của xã còn có nhiều biến động về mặt cơ học do thường xuyên có một lượng lớn lao động nhập cư từ các nơi khác về, trong đó

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tập trung chủ yếu tại các cơ sở sản xuất và quanh các khu trường đại học và trung cấp có ảnh hưởng nhất định đến việc quản lý chung trên địa bàn xã.

Trong những năm qua công tác dân số kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn xã được thực hiện khá tốt, tỷ lệ sinh con thứ ba giảm. Xã đã tiến hành việc ký kết giữa các các khu xóm trong việc đăng ký cam kết thực hiện không có người sinh con thứ 3 trở lên, đây cũng là một trong những việc làm cần được nhân rộng và phát huy trong công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình.

* Lao động, việc làm và thu nhập

- Lao động, việc làm

Lực lượng lao động trên địa bàn xã tương đối lớn hoạt động trong nhiều lĩnh vực song chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại còn chưa cao.

Những chính sách, những định hướng chung trong phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cùng với những nỗ lực của chính quyền địa phương, đã tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người dân, giải quyết việc làm cho một bộ phận lớn lao động tại chỗ và một bộ phận lao động nhập cư.

Xã có một lực lượng lao động tương đối dồi dào, song đại bộ phận lao động trong xã là nông nghiệp, chất lượng lao động tương đối cao song số lao động được đào tạo qua trường lớp còn chiếm tỷ lệ thấp. Vấn đề giải quyết việc làm ổn định và thường xuyên cho một bộ phận lớn lao động vẫn còn khá bức xúc cần được giải quyết trong thời gian tới.

- Thu nhập và mức sống

Đời sống nhân dân ngày được cải thiện. Công tác xoá đói giảm nghèo thường xuyên được quan tâm, năm 2005 toàn xã còn 216 hộ nghèo theo tiêu chí mới (chiếm 11,57%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Xã đã hình thành và thường xuyên vận động nhân dân tham gia quỹ xoá đói giảm nghèo, hàng năm đã trợ vốn cho các hộ nghèo để phát triển kinh tế, giải quyết miễn học phí cho các em học sinh nghèo, các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn trên địa bàn xã. Số trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, tỷ lệ người dân được chăm sóc sức khoẻ ban đầu chiếm tỷ lệ lớn, 100% các xóm được sử dụng điện lưới quốc gia. Số hộ có ti vi, radio, xe máy, điện thoại ngày một nhiều lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2. Thực trạng phát triển các khu dân cƣ nông thôn

Là xã ven thành phố song do có QL3 chạy qua lại là cửa ngõ phía Nam của thành phố các khu dân cư đô thị dần dần được hình thành song vẫn có hình thái kiến trúc nhà chia lô, nhà ống. Toàn xã có 12 xóm song quá trình phát triển của các khu dân có sự chênh lệch khá lớn, các xóm dọc QL3 phát triển thuận lợi hơn do có sự giao lưu và phát triển về kinh tế cũng như có địa hình bằng phẳng hơn các xóm phía đông. Quá trình phát triển đô thị diễn ra với tốc độ khá lớn, hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật và nhà ở trong khu dân cư đã có nhiều thay đổi.

Tuy có đã có sự quan tâm của thành phố và huy động sức dân nhưng vẫn còn tình trạng ngập úng cục bộ trong mùa mưa, ứ đọng nước thải sinh hoạt, tình trạng thiếu nước sạch trong sinh hoạt còn khá phổ biến ở nhiều khu dân cư. Trong khi đó người dân vẫn chưa ý thức được hết tác hại trong vấn đề ô nhiễm môi trường, cũng như việc bảo vệ môi trường.

4.2.1. Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội tầng xã hội

Cơ sở hạ tầng luôn phải đi trước một bước làm tiền đề cho sự phát triển kinh tế, văn hoá xã hội. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc phát triển cơ sở hạ tầng, UBND thành phố Thái Nguyên và UBND xã luôn quan tâm,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân ngày càng tốt hơn.

* Giao thông

Hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn xã tương đối đa dạng, gồm đường trục chính và hệ thống đường trong các khu dân cư.

- Quốc lộ: Có tuyến QL3 chạy qua là hệ thống giao thông chính nối xã với thành phố và các địa phương khác, mặt đường trải thảm nhựa, khả năng lưu thông tốt.

- Các tuyến đường trong các khu dân cư được tu bổ thường xuyên đáp ứng được một phần nhu cầu đi lại của người dân. Hiện nay các tuyến đường này cơ bản đáp ứng được nhu cầu giao thông, trong tương lai cần mở rộng hơn nữa để đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Các tuyến đường trong hệ thống khu dân đã dần được kiên cố hoá. Trong 5 năm qua, xã đã đầu tư xây dựng hơn 19,7 km đường bê tông phuc vụ đời sống của nhân dân.

* Thuỷ lợi

Hệ thống thuỷ lợi đã được hỗ trợ từ nguồn ngân sách và các dự án, kết hợp với nguồn ngân sách của địa phương đã đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi như kè, đập , hồ và kênh mương chủ động tưới tiêu 65% diện tích ruộng đáp ứng cho sản xuất nông nghiệp. Trong 5 năm qua, xã đã cứng hoá được khoảng 6,3 km kênh mương.

* Giáo dục - đào tạo

Công tác giáo dục đào tạo có bước phát triển đáng kể, hệ thống trường lớp được quan tâm xây dựng, các phòng học của các bậc học cơ bản đã được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố. Phong trào thi đua dạy tốt, học tốt được quan tâm phát triển, chất lượng dạy và học được nâng cao. Tỷ lệ học sinh bậc tiểu học lên lớp và tốt nghiệp hàng năm đạt 100%, duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục tiểu học. Bậc trung học cơ sở có tỷ lệ lên lớp đạt 100% và tốt nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

đạt 92,8%. Tỷ lệ huy động trẻ đến lớp đạt 100%, công tác khuyến học được quan tâm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương. Tuy nhiên, trong những năm tới cần tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất trang thiết bị, tiếp tục xây dựng kiên cố hóa hệ thống trường lớp, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho dạy và học, đảm bảo thuận tiện phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao chất lượng học của con em nhân dân trong xã.

* Y tế

Công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được quan tâm chú trọng, với quan điểm chăm sóc tốt sức khỏe cho nhân dân, công tác y tế của xã không ngừng được tăng cường cả về thiết bị, dụng cụ y tế, thuốc chữa bệnh cũng như chất lượng khám chữa bệnh. Thực hiện tốt các chương trình quốc gia như: Tiêm chủng cho trẻ em, phòng chống bướu cổ, sốt rét... Củng cố mạng lưới y tế tại các khu dân cư, làm tốt công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động y, dược tư nhân. Do làm tốt công tác phát hiện và xử lý nên trên địa bàn không có dịch bệnh nào xảy ra, các chương trình y tế quốc gia được đảm bảo, đáp ứng được nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

* Văn hoá - Thể dục thể thao

Trong những năm gần đây phong trào văn hoá, văn nghệ, TDTT trên địa bàn xã đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều chương trình hoạt động có chất lượng với nội dung phong phú. Công tác thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và pháp luật của Nhà nước, động viên được phong trào thi đua ở các khu dân cư.

Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư" phát triển sâu rộng được mọi tầng lớp nhân dân hưởng ứng và tham gia tích cực. Mặt khác, do địa bàn xã rộng, các khu dân cư phân bố trải khắp địa

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất xã tích lương, thành phố thái nguyên (Trang 48 - 108)