quy hoạch sử dụng đất của xã
- Giải pháp về chính sách và quản lý: - Về chính sách.
- Về quy hoạch sử dụng đất. - Giải pháp về kỹ thuật.
- Lấy ý kiến tham gia của người dân ở địa phương.
3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp điều tra, thu thập thông tin
Thu thập thông tin tại Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên; điều tra các thông tin, số liệu về diện tích đất giai đoạn 2000 - 2007; số liệu chỉ tiêu thống kê đất đai năm 2005, bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã Tích Lương năm 2000 và năm 2005; số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2007; số liệu các chỉ tiêu trong phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xã Tích Lương đến năm 2010;
Điều tra, thu thập thông tin tại các ban ngành trong xã; số liệu điều tra về việc thực hiện kế hoạch sử dụng đất của các ngành, số liệu dân số, lao động, số liệu thực trạng phát triển kinh tế – xã hội, thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng của xã.
Tiến hành khảo sát thực địa để kiểm tra việc thực hiện các hạng mục công trình trong phương án đã thực hiện.
3.3.2. Phương pháp thu thập, kế thừa và chọn lọc kết hợp xử lý thống kê
Dựa vào những số liệu, tài liệu đã có sẵn ở các phòng ban phân tích, chọn lọc các tài liệu, số liệu phù hợp; sau đó được tổng hợp, xử lý thông qua việc sử dụng phần mềm hỗ trợ Excel. Thống kê, so sánh một số chỉ tiêu sử dụng đất cụ thể trong cơ cấu sử dụng đất qua các giai đoạn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
3.3.3. Phương pháp bản đồ
Dùng để xử lý các số liệu điều tra, thu thập bằng các chương trình máy tính như Word, Excel, Microstation, Mapinfo, GIS... trong xử lý số liệu và thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hiện kết quả để mô tả tính chất không gian và phân bổ các loại đất trong phương án quy hoạch.
3.3.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
Tổng hợp và thu thập các tài liệu, số liệu để chọn lọc và loai bỏ những số liệu không cần thiết để có số liệu hợp lý đúng với thực tế, đúng với hiện trạng sử dụng đất.
Phân tích số liệu đã thu thập được. Từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giái cần thiết cho báo cáo. Viết báo cáo dựa trên số liệu đã tổng hợp và phân tích.
Tổng hợp, phân tích các thông tin, số liệu đã điều tra thu thập được, phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài và rút ra các kết luận.
3.3.5. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này tranh thủ ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn để đưa ra các giải pháp tối ưu, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Phần 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội cuả xã Tích Lƣơng
4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên Thiên nhiên
4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên * Vị trí địa lý
Xã Tích Lương nằm ở phía Nam của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 7 km, có tổng diện tích tự nhiên là 932,46 ha. Địa giới hành chính của xã tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau:
- Phía Bắc, Đông Bắc giáp phường Phú Xá; - Phía Bắc, Tây Bắc giáp phường Tân Lập;
- Phía Nam giáp xã Tân Quang- Thị xã Sông Công; - Phía Đông giáp phường Trung Thành;
- Phía Tây giáp xã Thịnh Đức.
Là xã ven thành phố song do có QL3 chạy qua lại là cửa ngõ phía Nam của thành phố, các khu dân cư đô thị dần dần được hình thành nên xã có nhiều thuận lợi trong giao lưu kinh tế với các khu vực khác, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội.
* Địa hình - địa mạo
Xã Tích Lương có địa hình đồi núi, xen kẽ là các ruộng trũng dễ ngập lụt khi có mưa lớn, độ cao trung bình của xã từ 20 - 50 m so với mặt nước biển. Với hướng dốc từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam đã tạo ra cho xã một địa hình không thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như phát triển một nền sản xuất nông nghịêp hiện đại.
* Khí hậu: Xã Tích Lương có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc nước ta. Trong 1 năm có bốn mùa rõ rệt: Xuân - Hạ - Thu - Đông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 22 - 230C, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50
C. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất 27,700C và trung bình tháng thấp nhất 160C.
- Nắng: Số giờ nắng trong năm là 1.600 – 1.700 giờ. Tháng 5; 6; 7; 8 có số giờ nắng cao nhất (170 - 200 giờ) và tháng 2; 3 có số giờ nắng thấp nhất (40 - 50 giờ).
- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6, 7, 8, 9 (chiếm 85% lượng mưa cả năm).
- Độ ẩm: Trung bình năm đạt khoảng 82%. Độ ẩm có sự biến thiên theo mùa, độ ẩm cao nhất vào tháng 7; 8 (86 - 87%) và độ ẩm thấp nhất vào tháng 3 (70%).
- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Do nằm xa biển nên xã ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão.
Tóm lại: Với những đặc điểm như trên cho thấy, khí hậu xã Tích Lương nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung thuận lợi cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
* Thuỷ văn
Xã có kênh Hồ Núi Cốc (kênh đào) dẫn nước từ hồ Núi Cốc chảy qua và dẫn vào hồ chứa nước Tích Lương phục vụ hữu ích cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra còn có hệ thống các dòng suối nhỏ chảy xen kẽ qua các cánh đồng và nằm dọc theo ranh địa giới hành chính của xã theo phía Tây và phía Nam tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tiết nước, đồng thời cung cấp nước cho diện tích đất nông nghiệp của xã.
4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất: Với tổng diện tích 932,46 ha đất tự nhiên bao gồm: Đất Feralít nâu vàng trên các vùng đồi thấp và đất phù sa cổ tại các cánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đồng. Tuy nhiên tầng đất này có xuất hiện nhiều cuội sỏi trong tầng phẫu diện, đất tơi xốp. Đất chua nghèo lân, lượng nhôm di động trong đất cao, H+
chiếm ưu thế nên ảnh hưởng đến quá trình phân giải chất hữu cơ do vậy các chất dinh dưỡng nghèo. Về thành phần hoá học, tỷ lệ mùn trong đất trung bình, đạm tổng số và đạm dễ tiêu khá, đất có phản ứng chua, chất dinh dưỡng trung bình. Loại đất này thích hợp cho trồng lúa màu và cây hàng năm.
* Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu tập trung tại các ao trong khu dân cư, được cung cấp bởi nước mưa tự nhiên. Trên địa bàn xã còn có kênh Hồ Núi Cốc (kênh đào) dẫn nước từ hồ Núi Cốc chảy qua cung cấp một lượng nước lớn phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Nhưng do quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh, hệ thống thoát nước thải vẫn chưa hoàn thiện nên tại các ao trên địa bàn xã cũng đã có dấu hiệu ô nhiễm. Đây là diện tích đất mặt nước không chỉ có vai trò trong nuôi trồng thuỷ sản mà còn rất quan trọng trong việc điều hoà sinh thái cho khu các khu dân cư. Trong tương lai với việc mở rộng các khu dân cư cần phải chú trọng đến việc dành diện tích đất xây dựng hồ để đảm bảo vấn đề điều hoà sinh thái.
- Nguồn nước ngầm: Mặc dù chưa có điều tra, khảo sát, đánh giá đầy đủ về trữ lượng và chất lượng nước ngầm, song qua hệ thống giếng khoan của một số hộ gia đình trong xã cho thấy trữ lượng nuớc ngầm khá dồi dào nhưng chất lượng chưa tốt phần lớn bị nhiễm phèn trong các tháng mùa khô nên ảnh hưởng đến việc khai thác sử dụng. Hiện tại đây là nguồn cung cấp nước chủ yếu sử dụng trong sinh hoạt của một bộ phận dân cư.
* Tài nguyên rừng:
Theo kết quả kiểm kê 01/01/2005, xã có 155,54 ha đất lâm nghiệp. Đất rừng sản xuất chiếm 100% đất lâm nghiệp. Diện tích đất rừng sản xuất chủ yếu phát triển ở phía Tây của xã nơi có địa hình vùng đồi thấp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Tài nguyên nhân văn
Với truyền thống văn hiến, truyền thống cách mạng, người dân xã Tích Lương nói riêng, người dân thành phố Thái Nguyên nói chung cần cù sáng tạo, ý chí tự lực tự cường, biết khắc phục khó khăn, kế thừa và phát huy những kinh nghiệm, thành quả đạt được cùng với đông đảo đội ngũ trí thức, cán bộ khoa học, xã Tích Lương có điều kiện để phát triển mạnh kinh tế - xã hội.
4.1.1.3. Cảnh quan môi trường
Là xã ven thành phố Thái Nguyên, song có vị trí đặc biệt là cửa ngõ phía Nam thành phố, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội chung của thành phố, quá trình phát triển đô thị đã diễn ra mạnh mẽ, trên địa bàn xã được đầu tư xây dựng nhiều cơ quan, đơn vị, tổ chức, công trình công cộng... do vậy đang dần dần mang dáng vóc của một đô thị. Tích Lương là xã ven đô đang trong quá trình phát triển do vậy hạ tầng cơ sở kỹ thuật phát triển vẫn còn thiếu đồng bộ, còn hạn chế về nhiều mặt.
Mật độ dân số trên địa bàn xã tập trung đông ở một khu vực, đặc biệt là sinh viên của các trường Đại học, trung cấp ở các tỉnh tập chung về học tập và sự tăng nhanh về các phương tiện giao thông cũng như ảnh hưởng của nước thải, khí thải, khói, bụi, tiếng ồn trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh... đã gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất ở các mức độ khác nhau.
Bên cạnh đó, các điểm tập trung rác thải, quá trình vận chuyển, xử lý chủ yếu vẫn là tập chung rác bằng phương tiện thô sơ, do vậy đôi khi việc vận chuyển tập kết rác vẫn chưa kịp thời, thêm vào đó là ý thức của một bộ phận người dân chưa cao đã phần nào ảnh hưởng tới môi trường của xã.
Ngày nay vấn đề môi trường cần phải được quan tâm và chú trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, để đảm bảo phát triển luôn đi đôi với phát triển bền vững. Vì vậy từ những vấn đề nêu trên trong tương cần phải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
có những định hướng đúng trong quy hoạch phát triển, đồng thời tuyên truyền cho nhân dân nâng cao ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường.
4.1.1.4. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường * Thuận lợi
Xã Tích Lương nằm ở phía Nam của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 7 km, có Quốc lộ 3 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, với trung tâm của thành phố và các vùng kinh tế, chính trị, văn hoá lớn khác của cả nước. Với khí hậu ôn hoà, dễ chịu, quỹ đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao, là cơ sở để đầu tư phát triển xã thành một khu đô thị mang tầm vóc hiện đại và phát triển bền vững trong thời gian tới.
Địa hình tương đối bằng phẳng, khu vực dọc Quốc lộ 3 có chất lượng địa chất công trình tương đối tốt là những điều kiện cơ bản để đẩy nhanh tốc độ phát triển các khu nhà cao tầng, đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân, tạo không gian kiến trúc đô thị, phát triển kinh tế thương mại và dịch vụ, thuận lợi cho việc phát triển và cơ giới hóa giao thông.
* Hạn chế, khó khăn
- Xã có địa hình phức tạp, chia cắt bởi những dãy đồi nhỏ là những yếu tố gây khó khăn trong xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng, bố trí sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân.
- Khí hậu phân theo mùa rõ rệt, hệ thống thủy văn ít thường xuyên xảy ra hiện tượng ngập úng và khô hạn.
- Tài nguyên khoáng sản không nhiều hạn chế đến khả năng phát triển đa dạng hóa ngành, nghề.
4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế- xã hội
4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế
Trong những năm gần đây nhờ có đường lối đổi mới, các chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
kinh tế xã Tích Lương đã có những bước chuyển biến tích cực với tốc độ tăng trưởng hàng năm khá lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau tăng so với năm trước, các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra cho các ngành kinh tế đều vượt chỉ tiêu. Đời sống nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người tăng rõ rệt, số hộ giàu tăng nhanh, giảm tỷ lệ nghèo theo tiêu chuẩn mới.
4.1.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết của đại hội Đảng bộ lần thứ XI (nhiệm kỳ 2000 – 2005), đã tạo được sự chuyển biến sâu sắc toàn diện trong đời sống kinh tế của địa xã. Trong đó kinh tế liên tục tăng trưởng, cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến tích cực theo hướng thương mại và dịch vụ. Ngoài ra ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp cũng được quan tâm phát triển, các ngành nghề được phát triển theo hướng đa dạng hoá, liên tục chuyển đổi theo biến động của thị trường.
4.1.2.3. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế * Khu vực kinh tế nông nghiệp
Do quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh trên địa bàn xã nên quỹ đất dành cho nông nghiệp đang giảm dần, do đó cơ cấu kinh tế nông nghiệp cũng sẽ dần dần giảm theo.
- Về trồng trọt : + Cây lúa:
- Vụ chiêm: Diện tích gieo trồng 189,54 ha , đạt năng suất 45,82 tạ/ha, sản lượng thu được 8.686,2 tạ.
- Vụ mùa: Diện tích gieo trồng 274,6 ha , đạt năng suất 43,56 tạ/ha, sản lượng thu được 11.961,6 tạ.
+ Cây ngô: Năm 2005 diện tích gieo trồng đạt 28,7 ha, năng suất bình quân đạt 30 tạ/ha, sản lượng đạt 861 tạ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Cây lạc: Diện tích thực hiện năm 2005 là 38,2 ha, năng suất trung bình 12 tạ/ha, sản lượng đạt 458,4 tạ.
+ Cây khoai lang: Diện tích thực hiện năm 2005 là 52,56 ha, năng suất trung bình 50 tạ/ha, sản lượng đạt 2.632,5 tạ.
+ Đậu đỗ các loại: Năm 2005 diện tích gieo trồng đạt 27,4 ha.
+ Các loại rau màu khác: Năm 2005 diện tích gieo trồng đạt 53,8 ha, đạt 24 tạ /ha.
Bảng 4.1: Đánh giá kết quả năng suất cây trồng năm 2005
Đơn vị tính: ha
Thứ tự Loại cây trồng Diện tích (ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lƣợng (tạ)
1 Cây lúa
1.1 Vụ chiêm 189,54 45,82 8.686,2
1.2 Vụ mùa 274,6 43,56 11.961,6
2 Cây ngô 28,7 30,0 861,0
3 Cây lạc 38,2 12,0 458,4
4 Cây khoai lang 52,56 50,0 2.632,5
5 Đậu đỗ các loại 27,4
6 Các loại rau màu 53,8 24,0 1.411,2
Nguồn: UBND xã Tích Lương - thành phố Thái Nguyên [17]
- Về chăn nuôi: Khi diện tích trồng trọt ngày càng được thu hẹp lại thì kinh tế chăn nuôi có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế hộ, trong