Liên kết dây văng với tháp cầu:

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG PHÂN TÍCH SỰ LÀM VIỆC CỦA KẾT CẤU CẦU DÂY VĂNG SƠ ĐỒ HAI NHỊP (Trang 31 - 33)

Hình 21 : Liên kết dây văng vào tháp cầu

Cấu tạo của mối liên kết dây văng với tháp cầu ngoài đảm bảo các yêu cầu về chịu lực của dây, tháp, độ cứng của hệ còn phải thoả mãn điều kiện riêng về lắp đặt kiểm tra sửa chữa, chống gỉ, thay thế và khả năng chịu lực cục bộ của các bộ phận chi tiết. Trên nguyên tắc dây văng có thể neo trực tiếp riêng từng bó trên đỉnh tháp cầu hoặc vắt liên tục qua tháp trên một bộ phận gối dây gọi là yên ngựạ

• Dây văng vắt liên tục qua yên ngựa trên tháp cầu :

Yên ngựa là một tấm thép đúc có cấu tạo các rãnh, các dây văng vắt qua yên ngựa trong các rãnh và được liên kết cố định bằng bu lông cường độ caọ Tuỳ theo yêu cầu thiết kế, yên ngựa có thể cố định hoặc di động trên tháp cầụ

Với các sơ đồ đồng quy và ít dây thì các dây văng có thể vắt liên tục qua tháp cầụ Để đảm bảo tính cố định của nút, ứng với mọi tổ hợp tải trọng các dây có thể truyền lực qua dây neo vào mố cầu, nút dây trên tháp thường được liên kết cố định với nhau qua hệ bản kẹp của yên ngựa bằng các bu lông cường độ caọ

Đối với các sơ đồ dây song song, do góc uốn của dây thoải, đồng thời trên tháp phải bố trí các gối dây cố định và di động, khi đó để đơn giản cấu tạo, các gối di động thường chọn giải pháp vắt dây liên tục qua tháp.

• Dây văng neo trực tiếp trên tháp cầu :

Để đảm bảo tính độc lập của các dây, tạo điều kiện dễ điều chỉnh, dễ kiểm tra, bảo quản, thay thế và và tránh hiện tượng gỉ ma sát, mỗi dây thường có cấu tạo riêng biệt, hai đầu có hai neo liên kết độc lập trên tháp và dưới dầm chủ. Các đầu neo của bó dây có thể được liên kết với khối neo bằng thép bố trí trên đỉnh tháp cầu qua các chốt như cách giải quyết trong cầu Stromsund.

Trong các tháp cầu bằng BTCT thì khối neo liên kết với dây trên tháp có thể bằng thép hoặc bằng BTCT. Với các khối neo bằng BTCT thì các dây văng thường bố trí xuyên qua tháp, neo vào mặt sau của khốị Với cấu tạo như vậy, khối neo BTCT hoàn toàn chịu nén đồng thời cũng thuận tiện cho việc căng kéo các bó cốt thép trên đỉnh tháp.

Trong các sơ đồ phân bố dây dạng rẽ quạt, để giảm mômen uốn trong tháp, khoảng cách giữa các điểm neo dây trên tháp cần được chọn nhỏ nhất để có thể dễ thi công, dễ kiểm tra, sửa chữa thì có thể dùng tháp tiết diện hộp, các neo không bố trí ở mặt đối diện mà bố trí tại mép biên trong hộp rỗng của tháp. Tuy nhiên tháp cầu BTCT sẽ chịu lực kéo, xé ngang. Do đó phải nghiên cứu trạng thái ứng suất đặc biệt trong khu vực này và có các giải pháp thích đáng.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG PHÂN TÍCH SỰ LÀM VIỆC CỦA KẾT CẤU CẦU DÂY VĂNG SƠ ĐỒ HAI NHỊP (Trang 31 - 33)