Ảnh hưởng của độ cứng tháp cầu:

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG PHÂN TÍCH SỰ LÀM VIỆC CỦA KẾT CẤU CẦU DÂY VĂNG SƠ ĐỒ HAI NHỊP (Trang 84 - 94)

c. Cấu tạo gối neo chịu phản lực âm :

3.5.ảnh hưởng của độ cứng tháp cầu:

Ta cũng xét chọn phương án chiều dài cầu không đổi Lcầu = 190m, Lb=70m, Lc=120, L3=19.6, chiều dài khoang dầm d=12.3m và chiều cao tháp không đổị Các tham số thay đổi là độ cứng dọc cầu của tháp. Kích thước hình học, vật liệu kết cấu được lựa chọn và thể hiện trên các hình vẽ.

Đơn vị chiều dài là : m ; đơn vị lực là : kN ; đơn vị mômen là : kN.m Với mỗi phương án thay đổi ta có các sơ đồ sau :

Sơ đồ 5-1 : Độ cứng dọc cầu của tháp I = 3.744 m4

Sơ đồ 5-2 : Độ cứng dọc cầu của tháp I = 4.992 m4

Sơ đồ 5-3 : Độ cứng dọc cầu của tháp I = 6.240 m4

Sơ đồ 5-4 : Độ cứng dọc cầu của tháp I = 7.488 m4

Sơ đồ 5-5 : Độ cứng dọc cầu của tháp I = 8.736 m4

Sơ đồ xếp tải : xét 3 Sơ đồ xếp tải sau

+ Sơ đồ 1 : Hoạt tải đứng trên nhịp biên + Tĩnh tải .

+ Sơ đồ 2 : Hoạt tải đứng trên nhịp chính + Tĩnh tảị

+ Sơ đồ 3 : Hoạt tải đứng trên hai nhịp + Tĩnh tảị

Ta có được kết quả thống kê ra các bảng (xem trong phụ lục ), từ đó ta vẽ được các biểu đồ quan hệ sau :

Từ biểu đồ quan hệ giữa mômen dương (M+), mômen âm (M-), độ vồng (Y+), độ võng (Y-), lực dọc dây neo 201 và phản lực gối neo 101 với độ cứng dọc cầu của tháp ta có nhận xét sau :

+ Khi thay đổi độ cứng dọc cầu của tháp từ 3.744m4 đến 8.736m4, ta thấy mômen của dầm nhịp chính thay đổi từ 41002.70kN.m đến 40919.33kN.m

⇒ mômen giảm xuống 0.2%.

+ Khi thay đổi độ cứng dọc cầu của tháp từ 3.744m4 đến 8.736m4, ta thấy mômen của dầm nhịp biên thay đổi từ 20667.71kN.m đến 20711.28kN.m

⇒ mômen tăng lên 0.2%.

+ Khi thay đổi độ cứng dọc cầu của tháp từ 3.744m4 đến 8.736m4, ta thấy độ võng của dầm nhịp chính thay đổi từ 0.332m đến 0.330m ⇒ độ võng giảm xuống 0.6%.

+ Khi thay đổi độ cứng dọc cầu của tháp từ 3.744m4 đến 8.736m4, ta thấy Lực dọc dây neo 201 thay đổi từ 4640.46kN đến 4622.88kN ⇒ lực dọc giảm xuống 0.4%.

+ Khi thay đổi độ cứng dọc cầu của tháp từ 3.744m4 đến 8.736m4, ta thấy Phản lực gối thay đổi từ 5645.90kN đến 5679.93kN ⇒ Phản lực gối tăng lên 0.6%.

*/ Kết luận :

Như vậy qua khảo sát và phân tích, nhận thấy độ cứng dọc cầu của tháp không ảnh hưởng nhiều đến ứng xuất - biến dạng trong kết cấu cầu dây văng hai nhịp. Vì vậy ta nên chọn tháp hợp lý theo yêu cầu của kết cấu .

Chương 4: kết luận chung

Cầu dây văng hai nhịp không đối xứng được ứng dụng khá phổ biến ở nhiều nới trên thế giới cho các khẩu độ nhịp vừạ Tính đa dạng của kết cấu này thể hiện ở các mặt khẩu độ vượt nhịp, tỷ lệ các nhịp, vật liệu, dạng kết cấu ... Với số liệu ban đầu : thiết kế một kết cấu cầu chiều dài nhịp 190m, vượt qua sông có mặt cắt ngang lệch và có kiến trúc đẹp. Sau khi tính 25 phương án kết cấu, có thể đưa ra những kết luận sau :

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG PHÂN TÍCH SỰ LÀM VIỆC CỦA KẾT CẤU CẦU DÂY VĂNG SƠ ĐỒ HAI NHỊP (Trang 84 - 94)