Cấu tạo hệ liên kết :

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG PHÂN TÍCH SỰ LÀM VIỆC CỦA KẾT CẤU CẦU DÂY VĂNG SƠ ĐỒ HAI NHỊP (Trang 29 - 31)

b. Tháp cầu cứng :

1.2.5.Cấu tạo hệ liên kết :

Cùng với tháp cầu và dầm chủ, dây văng là bộ phận quan trọng nhất quyết định độ an toàn và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của cầu, vì vậy việc liên kết giữa chúng cần thoả mãn các điều kiện sau :

- Điều kiện chịu lực tức thời và lâu dài;

- Không gây các nội lực thứ cấp trong khai thác;

- Dễ thi công, dễ thay đổi chiều dài dây để có thể điều chỉnh nội lực trong quá trình thi công cũng như trong khai thác;

- Dễ kiểm tra, dễ sửa chữa và thay thế trong trường hợp cần thiết. ạ Liên kết dây văng với dầm chủ :

• Dầm chủ bằng thép :

Liên kết dây văng vào dầm chủ được thực hiện thông qua các neo cố định hoặc neo động. Neo cố định là neo không có khả năng điều chỉnh chiều

dài dây sau khi lắp đặt. Neo động là neo có khả năng thay đổi chiều dài dây để điều chỉnh nội lực và biến dạng trong quá trình thi công cũng như trong khai thác, đồng thời tạo điều kiện có thể thay dây và căng lại trong trường hợp cần thiết.

Các neo bố trí tại mặt trên dầm chủ thường là neo cố định, cũng có thể bố trí neo di động trên mặt cầu nhưng cấu tạo hệ căng kéo sẽ cồng kềnh và phức tạp hơn. Nếu dầm chủ bằng thép có bản bê tông liên hợp, việc bố trí neo cố định ở mặt trên dầm tạo khả năng truyền lực nén trực tiếp vào bản BTCT, như vậy bản vừa chịu lực nén, vừa đảm bảo độ cứng ngang, khi đó tiết diện ngang dầm chủ có thể chỉ là các I đơn. Liên kết dây vào dầm chủ dạng khớp làm cho việc chế tạo đơn giản, tránh được hiện tượng bẻ dây và neọ

Trong các cầu có dầm chủ dạng đơn năng, tiết diện II (I kép), dây văng có thể bố trí qua một dầm ngang hay một chốt kê trực tiếp lên các vách đứng của dầm chủ như cách giải quyết trong cầu Đak rông ở Quảng Trị.

Liên kết khớp theo kiểu cầu Đak rông có thể khắc phục được hiện tượng bẻ dây, không đòi hỏi cao về gia công và lắp đặt chính xác. Gần đây, liên kết khớp giữa dây và dầm chủ cũng được đề xuất áp dụng cho kết cấu CDV định hình ở Ngạ

• Dầm chủ bằng BTCT :

Liên kết dây văng với dầm chủ bằng BTCT chủ yếu phụ thuộc vào đặc điểm cấu tạo và hình dạng của dầm. Nếu dầm chủ thuộc dạng đơn năng gồm hai khối tách biệt nằm trong hai mặt phẳng dây thì neo thường được bố trí tại tim các dầm chủ, thông qua các dầm ngang (nếu dầm chủ dạng U hoặc hộp rỗng), khi đó lực từ dây neo truyền vào vách đứng của dầm chủ thông qua dầm ngang chịu cắt, dây văng neo vào dầm ngang thông qua các cửa sổ hoặc qua các ống thép tròn chôn sẵn trong dầm chủ.

Với các cầu có tiết diện đặc đúc tại chỗ trên đà giáo thì neo có thể bố trí trực tiếp dưới đáy dầm đặc qua các ống thép chôn sẵn trong dầm chủ.

Trong các tiết diện hộp, dầm ngang tại vị trí neo dây thường được bố trí cốt thép ứng suất trước uốn xiên hai đầu, một mặt để chịu mômen uốn trong

dầm ngang, mặt khác các cốt thép uốn xiên đủ cân bằng với lực thẳng đứng trong dây thay cho kết cấu dầm ngang đồ sộ. Để giảm lực tập trung cục bộ tác dụng lên bê tông đầu neo, đã chôn sẵn một ống thép có hàn cốt thép neo trong mép bán. Như vậy chỉ có một phần lực nén cục bộ tác dụng lên mặt bê tông dưới neo còn phần lớn lực trong dây văng qua lực dính bám truyền vào bê tông chịu nén.

Kết cấu neo dây tương tự cũng được áp dụng vào nhịp biên bằng BTCT cầu Normandie ở Pháp. Mặt neo tì trực tiếp vào mép hộp thông qua các ụ neọ Khi lắp ráp neo được lồng qua lỗ rồi cố định bằng bản đệm và bu lông hãm. Các neo bố trí dưới đáy dầm thường là cố định, trường hợp cần thiết có thể biến thành neo động.

Trong các cầu có một mặt phẳng dây, dầm chủ tiết diện hộp, dây văng có thể liên kết với dầm chủ theo dạng kết cấu dàn trong đó hai thanh chống xiên bằng bê tông ứng suất trước cân bằng với thành phần lực đứng trong dâỵ Lực dọc truyền trực tiếp vào khối bê tông dọc và bản mặt cầụ Kết cấu như

vậy đã cho phép thay dầm ngang đồ sộ bằng một kết cấu dàn mảnh và nhẹ rất lợi cho kết cấu lắp ghép.

Một phần của tài liệu LUẬN ÁN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG PHÂN TÍCH SỰ LÀM VIỆC CỦA KẾT CẤU CẦU DÂY VĂNG SƠ ĐỒ HAI NHỊP (Trang 29 - 31)