Thành tựu ứng dụng vật liệu sinh học trong chấn thƣơng chỉnh hình 1 Nghiên cứu ứng dụng san hơ trong chấn thƣơng chỉnh hình

Một phần của tài liệu vật liệu sinh học trong chấn thương chỉnh hình, nha khoa (Trang 53 - 54)

5. Thành tựu ứng dụng vật liệu sinh học trong chấn thƣơng chỉnh hình, nha khoa

5.1 Thành tựu ứng dụng vật liệu sinh học trong chấn thƣơng chỉnh hình 1 Nghiên cứu ứng dụng san hơ trong chấn thƣơng chỉnh hình

5.1.1 Nghiên cứu ứng dụng san hơ trong chấn thƣơng chỉnh hình

Nghiên cứu chế tạo san hơ Việt Nam làm vật liệu cấy ghép thay xương là nghiên cứ đầu tiên ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đơng Nam Á nói chung trong lĩnh vực này.

Đề tài được bắt đầu năm 1994 với sự cộng tác của viện Hải Dương học Nha Trang và một số cơ quan khoa học khác.

Trong năm 2003 bắt đầu dùng san hơ để tạo hình những phần khiếm khuyết xương cho BN bị tổn thương xương hàm, xương gò má, xương hốc mắt... Những BN này trước đây phải chấp nhận mặt bị móp, biến dạng do thiếu xương hoặc phải dùng ximăng, titanium rất đắt tiền và sau ghép không tự tiêu được.

Trong khi ghép vật liệu san hơ vào ngồi việc tạo hình ban đầu, sẽ được thay thế dần bằng chính mơ của cơ thể người đó. BS điều trị tạo những khung định hình trước trên BN bằng nhựa hoặc thạch cao, rồi dựa vào đó sẽ chế tạo mảnh san hơ bằng kỹ thuật thủ công. Khoa phẫu thuật hàm mặt Viện Răng hàm mặt TP đã ghép cho sáu trường hợp như vậy.

Trong những bệnh lý về xương khớp : gây chèn ép tủy do hẹp ống sống (do thối hóa xương hoặc đĩa đệm, chèn ép vào lịng tủy): phương pháp điều trị là mở rộng ống sống, dùng san hô làm vật liệu ghép để làm rộng ống sống. BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM đã áp dụng cho 10 trường hợp, khoa ngoại thần kinh BV Chợ Rẫy thực hiện cho trên 30 ca.

Vật liệu san hô để chữa những bệnh lý cột sống sẽ được tiếp tục triển khai như: tái tạo bảng sống, tạo hình thân sống hoặc đĩa đệm. Sắp tới bộ mơn cũng kết hợp với khoa chi trên BV Chấn thương chỉnh hình TP.HCM để ghép cho một số trường hợp mất xương ở vùng chi trên. Ngồi ra tùy BS lâm sàng có u cầu, có thể dùng san hơ trong tạo hình những sàn sọ, hộp sọ...

Trong tương lai sẽ chế tạo ximăng sinh học từ san hô để điều trị một số bệnh lý chấn thương chỉnh hình như bơm vào những hốc xương bị thiếu hụt, kèm tạo hình tại chỗ cho những xương tổn thương mà không cần phải phẫu thuật mở rộng.

Ximăng dùng trong y học hiện khoảng 500 USD/5cc, có đặc điểm tồn tại vĩnh viễn nhưng về lâu dài có thể làm khuyết xương. Trong khi ximăng sinh học sẽ được thay thế dần để đến một thời điểm nào đó nó trở thành của chính cơ thể người đó.

Khơng như những vật liệu nhân tạo khác, đặc tính độc đáo của san hô Porites lutea là sau ghép một thời gian được cơ thể tiếp nhận, đồng hóa (san hơ được xương mọc vào, thay thế) gần giống như xương bình thường.

Một phần của tài liệu vật liệu sinh học trong chấn thương chỉnh hình, nha khoa (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(58 trang)
w