4. Ứng dụng vật liệu sinh học trong nha khoa.
4.2.4 Nhựa tổng hợp composite nhakhoa
Composite là một vật liệu được cấu tạo bằng cách phối hợp 2 hay nhiều vật liệu có tính chất khác nhau và không tan vào nhau, sự phối hợp này làm cho vật liệu
đạt được tính chất tốt hơn khi dùng riêng rẽ (thuật ngữ composite cũng được sử dụng cho các vật liệu trong công nghiệp).
Trong nha khoa composite có chứa 3 phase chính:
- Phase hữu cơ: là khung nhựa còn gọi là thành phần nhựa cơ bản. - Phase vô cơ: là các hạt chất độn phân tán đều khắp khối vật liệu. - Phase liên kết: là chất nối bề mặt của hạt chất độn vào khung.
Ngồi 3 chất chính trên cịn có các chất khác như chất tạo màu, các chất góp phần vào sự trùng hợp như các chất khơi mào, chất gia tốc, chất ức chế.
Composite nha khoa thường dùng để đắp lên bề mặt răng (giả, thật) tạo màu sắc, độ bóng, độ bền chắc cho răng. Hay phụ thuộc vào thành phần tổng hợp mà nhựa composite có thể được dùng làm khung trong hàm tháo lắp. Ngoài ra, nhựa tổng hợp composite cịn tạo tính thẩm mỹ và bảo vệ phần dễ tổn thương phía trong.
Vật liệu nha khoa composite có nhiều đặc điểm nổi bật như tính thẩm mỹ rất cao. Có rất nhiều màu khác nhau để chọn lựa cho phù hợp với các màu răng khác nhau. Hơn nữa, độ cứng, độ chịu lực, chịu mòn của composite cũng khá cao. Tuy nhiên, nhược điểm của composite là giá thành đắt, không phù hợp với túi tiền của tầng lớp bình dân. Một điểm cần lưu ý nữa là khả năng chịu mòn, chịu áp lực của nhựa tổng hợp composite vẫn chưa thật sự tốt.
Composite nha khoa nói chung được phân loại theo thành phần, số lượng hoặc tính chất của hạt độn hoặc của phase matrix (phase hữu cơ). Phương pháp phân loại thông dụng nhất là dựa trên lượng chất độn (theo % thể tích hoặc khối lượng), kích thước của hạt độn và cách thêm hạt độn.
Composite cũng có thể được phân loại trên cơ sở của thành phần matrix (Bis-GMA hay UMD), hoặc là phương pháp làm trùng hợp (tự trùng hợp, quang trùng hợp UV, quang trùng hợp với ánh sáng trông thấy, lưỡng trùng hợp hoặc trùng hợp theo giai đoạn)....