Theo kích thƣớc hạt độn

Một phần của tài liệu vật liệu sinh học trong chấn thương chỉnh hình, nha khoa (Trang 50 - 51)

4. Ứng dụng vật liệu sinh học trong nha khoa.

4.2.4.1Theo kích thƣớc hạt độn

Kích thước của các hạt chất độn có ảnh hưởng đến dung lượng chất độn và do đó ảnh hưởng đến các đặc điểm khác của composite (độ co do trùng hợp, độ bền cơ học, độ ngấm nước...)

Người ta phân loại composite dựa vào kích thước của hạt, có thể chia composite ra 4 loại:

Composite cổ điển (C. traditionnel: C.T)

Còn gọi là composite hạt độn đại thể (macrofilled composite) chứa các hạt chất độn lớn từ 1 - 50 với tỉ lệ chiếm 76-80% trọng lượng vật liệu nên còn gọi là composite chứa hạt độn nặng (heavy filled composite). Loại này không thể làm nhẵn bóng được nhưng có khả năng chống gãy vỡ cao nên thường được sử dụng để trám cho các răng chịu lực nhai lớn, răng vỡ lớn, xoang II Black.

Composite hạt nhỏ (C. microcharge: C.M)

Còn gọi là composite hạt độn vi thể (Microfilled composite), chứa các hạt độn kích thước 0,04 thường là hạt silic dạng keo (colloidal silica) với tỉ lệ hạt độn chiếm 50-52% trọng lượng, nên còn gọi là composite chứa hạt độn nhẹ (Light filled composite). Loại này sau khi đánh bóng sẽ cho bề mặt sáng bóng như men tự nhiên nhưng khả năng chống gãy vỡ kém nên chỉ dùng cho các răng khơng chịu lực, vì vậy cịn có tên là composite răng trước (anterior composite).

* Có thể các hạt nhỏ này ở dưới dạng đồng thể, được phân tán đồng đều khắp cả khối vật liệu.

* Có thể là composite hạt nhỏ khơng đồng thể, trong khối vật liệu còn chứa các hạt tiền trùng hợp to từ 1 - 200 và một dung lượng chất độn cao hơn.

Composite lai (C. hybrid: C.H)

Còn gọi là composite hạt độn hỗn hợp, chứa 2 loại hạt độn có kích thước khác nhau, hạt độn nhỏ có kích thước 0,04 và hạt lớn từ 1 trở lên với tỉ lệ sao cho kích thước trung bình của tồn thể hạt độn bằng hoặc hơn 1 . Tỉ lệ hạt độn thường chiếm 76-80% trọng lượng vật liệu, vì vậy nó cũng thuộc loại composite chứa hạt

độn nặng. Loại composite này có khả năng chống gãy vỡ cao khi trám ở các răng chịu lực nhai và có khả năng làm nhẵn bóng nhưng khơng bằng composite hạt độn vi thể.

Composite “hybrid” với hạt độn cực nhỏ (nanofill Composite)

Để có thể làm nhẵn bóng cao như composite hạt độn vi thể mà vẫn giữ được tính chất cơ lý ưu việt, người ta đã sản xuất loại composite gồm 2 loại hạt độn, loại hạt độn silic 0,04 và hạt độn thủy tinh sứ từ 0,6-0,8 . Ngoài ra trong một vài trường hợp đặc biệt, các hạt độn cực lớn (megafill) >100 , hoặc cực nhỏ 0,005-0,01 cũng được sử dụng.

Đầu tiên là những composite với những hạt độn lớn, rồi đến những composite có hạt độn nhỏ được thay thế cho cement silicate để trám các răng trước, sau đó người ta nhận thấy các hạt độn lớn làm cho bề mặt composite khơng nhẵn, khơng bóng (tạo điều kiện lưu giữ các mảnh vụn hoặc chất màu),các hạt độn nhỏ thì làm độ quánh cao, khó sử dụng. Để khắc phục điều này, người ta sử dụng vừa hạt độn lớn vừa hạt độn nhỏ, là loại composite thông dụng hiện nay.

Một phần của tài liệu vật liệu sinh học trong chấn thương chỉnh hình, nha khoa (Trang 50 - 51)