Hạ giá thành sản phẩm

Một phần của tài liệu Hoạt động phân phối sản phẩm nội thất nhà bếp của công ty TNHH Bách Hợp : thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

- Yêu cầu về chất lượng cũng như về mẫu mã

2. Hạ giá thành sản phẩm

Ngày nay, đôi khi người ta định giá sản phẩm không căn cứ trên cơ sở giá thành sản phẩm mà dựa trên thời cơ, cơ hội trên thị trường... Nhưng về cơ bản giá thành vẫn là một cơ sở quan trọng để định giá. Nếu như sản phẩm muốn có giá bán trên thị trường phải thấp đảm bảo cho việc cạnh tranh về giá thị hạ giá thành sản phẩm là điều hết sức cần thiết và phải tìm mọi biện pháp để thực hiện.

Giá thành của sản phẩm bao gồm các chi phí trực tiếp: chi phí nhập khẩu, chi phí nhân công trực tiếp; các chi phí gián tiếp như chi phí phân xưởng, chi phí quản lý bán hàng, chi phí khấu hao tài sản cố định... Do vậy muốn hạ giá thành sản phẩm cần phải tiết kiệm các khoản chi phí bộ phận đó như giảm chi phí nhập khẩu, giảm các chi phí về khấu hao máy móc thiết bị, giảm chi phí gián tiếp...

Để hạ giá thành sản phẩm,công ty có thể thực hiện theo 2 hướng sau :

 Giảm chi phí cố định

Theo lý thuyết chung, chi phí cố định gồm: chi phí sử dụng máy móc thiết bị, chi phí khấu hao tài sản cố định... Để giảm các khoản chi phí này công ty cần phải thực hiện các biện pháp sau đây:

- Tăng công suất của dây chuyền nhập khẩu. Bên cạnh việc tăng sản lượng nhập khẩu công ty cần đẩy mạnh các biện pháp tiêu thụ sản phẩm để mang lại hiệu quả cho việc kinh doanh. Luôn chủ động tiếp cận với thị trường trong nước để nhập khẩu những mẫu mới phù hợp với thị hiếu của khách hàng trong nước.

- Đối với những loại tài sản cố định thừa, không cần dùng công ty cần có chính sách chuyển nhượng hay bán. Thanh lý tài sản đã

khấu hao hết, không dùng nữa để thu hồi... Bảo quản tốt tài sản cố định để giảm chi phí sửa chữa.

 Giảm chi phí gián tiếp

Do công ty có nhiều phòng ban, bộ phận nên việc chi phí cho hệ thống này là tương đối lớn. Do vậy, việc cắt giảm chi phí tại các bộ phận này là rất cần thiết để góp phần hạ giá thành sản phẩm. Công ty nên thực hiện khoán chi phí cho các phòng ban tự hoạch định chi phí, cân đối thu chi, chia lương cho các cán bộ. Việc khoán chi phí này sẽ giúp công ty giảm được những khoản chi lãng phí đồng thời phát huy khả năng cho từng bộ phận.

Một phần của tài liệu Hoạt động phân phối sản phẩm nội thất nhà bếp của công ty TNHH Bách Hợp : thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w