1. Cách lấy biến phí và định phí
Dựa vào thuyết minh báo cáo tài chính, ta có bảng chi phí sản xuất theo yếu tố. Công ty là doanh nghiệp sản xuất, các chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp là biến phí, thay đổi theo sản lượng sản xuất. Tuy nhiên, chi phí nhân công trực tiếp, dựa trên các thông tin có được không biết được là doanh nghiệp trả theo thời gian hay sản phẩm, nhưng ta có thể nhận thấy chi phí này biến động cùng với doanh thu nên ta giả định đây là biến phí. Khấu hao là định phí. Chi phí thuê ngoài và chi phí khác bằng tiền giả định 100% là định phí. Hai loại chi phí này vẫn có biến phí trong đó, nhưng do không thể bóc tách sâu hơn nên ta giả định đây là định phí.
2. Kết quả phân tích hòa vốn
Dựa trên các thông số có được, ta có bản phân tích hòa vốn như sau: PHÂN TÍCH HÒA VỐN
STT NỘI DUNG 2008 2009 2010 2011 20121 Tổng doanh thu 1.241.778 1.305.360 1.665.836 1.979.600 1.870.423 1 Tổng doanh thu 1.241.778 1.305.360 1.665.836 1.979.600 1.870.423 2 Tổng định phí 40.050,85 136.353,42 142.067,32 234.919,72 377.724,92 3 Tổng biến phí 916.968,89 896.689,46 1.265.678,16 1.571.614,40 1.219.099,52 4 Doanh thu hòa vốn lời lỗ 153.118 435.535 591.419 1.139.862 1.084.723 6 Định phí bằng tiền 26.000 113.300 118.630 199.722 325.197 7 Doanh thu hòa vốn tiền mặt 99.402 361.898 493.849 969.078 933.877 8 Nợ phải trả trong kỳ 194.061 230.126 576.782 623.547 614.807 9 Định phí trả nợ 220.061 343.426 695.411 823.269 940.004 10 Doanh thu hòa vốn trả nợ 841.315 1.096.959 2.894.960 3.994.611 2.699.436
Lời thật Lời thật Lời nhưng không trả được nợ
Như vậy, trong 2 năm 2008, 2009, tình hình hoạt động của công ty khá tốt, công ty có lời thật. Tuy nhiên, từ năm 2010, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tình hình hoạt động của công ty cũng giảm sút. Trong giai đoạn này, công ty có lời nhưng không thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn. Định phí trong giai đoạn này gia tăng, bên cạnh đó, các khoản nợ ngắn hạn cũng gia tăng làm tăng rủi ro tài chính của công ty.
3. Phân tích đòn bẩy tài chính
3.1. Đòn bẩy định phí DOL
Qua các năm đòn bẩy kinh doanh của doanh nghiệp có xu hướng gia tăng. Năm 2008, với sự thay đổi 1% doanh thu từ mức doanh thu năm 2008 dẫn đến một sự tăng EBIT cùng chiều là 1,41%. Đến năm 2012, với sự thay đổi 1% doanh thu từ mức doanh thu năm 2012 dẫn đến một sự tăng EBIT cùng chiều là 4,53%. Điều này cho thấy doanh nghiệp đang có xu hướng gia tăng các tài sản cố định như máy móc thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất từ đó làm gia tăng định phí. Việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy định phí cao có thể làm khuếch đại EBIT của doanh nghiệp nếu doanh số cao và ngược lại. Thực tế, trong năm 2012, doanh thu lại giảm xuống, điều này có nghĩa nếu doanh thu giảm thì EBIT sẽ giảm nhiều hơn làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Chính vì vậy, trong năm tới, nếu doanh nghiệp không cải thiện hiệu quả sử dụng tài sản, gia tăng doanh số thì kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ không được cải thiện thậm chí suy giảm nhiều hơn hiện tại.
3.2. Đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính cao sẽ giúp làm tăng lợi nhuận trên cổ phần (EPS) nhưng đồng thời làm tăng rủi ro cho cổ đông. Lý do, là khi tăng vay nợ quá một mức giới hạn thì khi đó EPS bắt đầu giảm trong khi mức độ lãi vay tăng nhanh hơn. Khi đó công ty sẽ phải dành phần lớn thu nhập để trả lãi và cổ đông sẽ không có thu nhập. Ngoài ra, nếu đòn bẩy định phí cũng lớn thì sẽ gây mất khả năng thanh toán của công ty do vừa phải trả lãi vừa phải trả cổ tức cho cổ đông. PINACO có đòn bẩy tài chính
tăng chậm trong giai đoạn 2008-2012. Đến năm 2012, mỗi thay đổi 1% trong EBIT từ mức EBIT năm 2012 sẽ đưa đến một thay đổi 1,26% trong EPS cùng chiều với EBIT. So với các doanh nghiệp cùng ngành, công ty sử dụng đòn bẩy tài chính không quá cao. Và nếu xét trong tình hình EBIT có sự giảm sút như hiện nay, thì EPS có sự giảm sút nhưng không quá lớn. Tuy nhiên, khi nền kinh tế được phục hồi, hoạt động của công ty được cải thiện thì với đòn bẩy tài chính thấp như vậy, thu nhập trên mỗi cổ phần sẽ không tăng mạnh.
3.3. Đòn bẩy kinh doanh
Cùng với sự gia tăng mạnh trong đòn bẩy định phí, đòn bẩy hoạt động kinh doanh cũng có sự tăng mạnh. Có nghĩa sự gia tăng (suy giảm) trong doanh thu sẽ khuếch đại nhiều hơn sự gia tăng (suy giảm) trong thu nhập của mỗi cổ phần. Bằng cách sử dụng đòn bẩy tài chính và đòn bẩy định phí, doanh nghiệp đang nỗ lực làm gia tăng lợi nhuận tiềm năng cho các cổ đông. Tuy nhiên, với tình hình kinh doanh không khả quan trong năm 2012, đã làm sút giảm thu nhập trên mỗi cổ phần. Do đó, doanh nghiệp cần phải nỗ lực cải thiện kết quả kinh doanh nhằm gia tăng EPS trong năm sau.
Hiện tại, doanh nghiệp đang sử dụng đòn bẩy định phí cao dẫn đến đòn bẩy hoạt động kinh doanh cao. Do đó trong tình hình khó khăn hiện nay, nếu doanh nghiệp muốn duy trì hoặc giảm đòn bẩy kinh doanh, doanh nghiệp nên giảm việc sử dụng tài sản cố định hoặc giảm tỷ lệ nợ. Cụ thể, doanh nghiệp có thể bán bớt các tài sản cố định không còn hiệu quả, nếu doanh nghiệp có ý định mua sắm thêm tài sản thì nên sử dụng nguồn vốn từ cổ phần thường để tài trợ nhằm giảm chi phí tài chính cố định.