Khái quát về thực trạng khai thác cho phát triển du lịc hở Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối nước truyền thống tại làng nhân mục, xã nhân mục, huyện vĩnh bảo, hải phòng cho phát triển du lịch (Trang 51 - 53)

Nam

Múa rối nƣớc là một nghệ thuật độc đáo, hấp dẫn và chỉ có riêng ở Việt Nam nên khai thác nghệ thuật này phục vụ du lịch là điều tất yếu. Vì vậy, các cơ quan quản lý đã tổ chức các hoạt động quảng bá, xúc tiến cho nghệ thuật múa rối nƣớc thông qua các liên hoan múa rối nƣớc trong nƣớc, tham gia liên hoan múa rối nƣớc quốc tế:

Tại Liên hoan múa rối dân gian quốc tế lần thứ nhất (6/2011) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Cục nghệ thuật biểu diễn, phố hợp với Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch Hải Dƣơng, Hội nghệ sĩ sân khấu, Liên chi hội múa rối

– UNIMA Việt Nam đã giới thiệu các giá trị độc đáo của nghệ thuật múa rối nƣớc dân gian ở các phƣờng rối đến với khán giả trong và ngoài nƣớc.

Cách quảng cáo của dân gian là dựa vào uy tín và lời truyền tụng của ngƣời dân địa phƣơng. Hiện nay, do nhu cầu và xu hƣớng của cuộc sống mới năng động các phƣờng rối dân gian cũng đã tự trang bị cho mình những kiến thức công nghệ và kinh nghiệm nhƣ nhờ vào sự phát triển của công nghệ điện tử, internet, truyền hình… thông qua đó để giới thiệu nghệ thuật múa rối nƣớc tới khán giả một cách nhanh nhất.

Ngoài ra, các phƣờng rối đã kết hợp với các công ty lữ hành để duy trì lịch, thời gian biểu diễn nhƣ phƣờng múa rối Nhân Hòa phối hợp cùng công ty lữ hành Vinatour, hay phƣờng rối Đồng Ngƣ kết hợp với đơn vị kinh doanh công ty TNHH một thành viên múa rối nƣớc Thuận Thành. Lập các website giới thiệu về nghệ thuật múa rối nói chung và nghệ thuật múa rối của từng phƣờng rối nhƣ lịch biểu diễn, kết quả đạt đƣợc…

Quý III năm 2011 múa rối nƣớc đã biểu diễn lƣu động thử nghiệm tại các địa phƣơng ở miền Bắc. Giá vé là 10,000đ/vé/ngƣời lớn; 5,000đ/vé/trẻ em đã thu hút rất đông khán giả đến xem. Hơn nữa, trong thời gian gần đây có nhiều sáng tạo mới từ nội dung đến hình thức nhằm phục vụ du lịch. Ví dụ múa rối nƣớc mini của Phan Thanh Liêm đã sáng tạo những tiết mục về văn hóa giao thông nhƣ đua xe máy, ô tô… hoặc đội múa rối nƣớc làng Đào Thục còn sáng tạo ra tiết mục bắn B52 nhằm phục vụ đợt kỷ niệm Điện Biên Phủ trên không. Tuy cũng có hiệu ứng nhất thời, nhƣng về lâu về dài thì đã bám sát truyền thống, giữ cho đƣợc bản sắc dân tộc, giữ cho đƣợc những nét sáng tạo đặc sắc và độc đáo của nền văn hóa lúa nƣớc do những ngƣời nông dân tài năng sáng tạo ra từ nhiều thế kỷ trƣớc, đó là những trò diễn truyền thống.

Nhìn chung, việc khai thác nghệ thuật múa rối nƣớc cho hoạt động múa rối nƣớc chỉ dừng lại ở giai đoạn khởi đầu, hiệu quả chƣa cao, vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục để phát huy hết những giá trị độc đáo của loại hình nghệ thuật này trong du lịch. Hiện nay múa rối nƣớc còn khá đơn điệu nên chƣa hấp dẫn

vụ khách còn hạn chế không đủ tiêu chuẩn. Sự kết hợp, liên kết giữa các công ty du lịch với phƣờng rối để đƣa các chƣơng trình biểu diễn vào các tour du lịch còn lỏng lẻo, chƣa thực sự đƣợc quan tâm, chú ý. Việc quảng bá nghệ thuật truyền thống này chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức vì vậy khách du lịch biết đến nghệ thuật này còn ít, mới chỉ dừng lại ở việc biểu diễn cho trẻ em, hay trong các ngày hội làng.

Một phần của tài liệu giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối nước truyền thống tại làng nhân mục, xã nhân mục, huyện vĩnh bảo, hải phòng cho phát triển du lịch (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)