Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối nước truyền thống tại làng nhân mục, xã nhân mục, huyện vĩnh bảo, hải phòng cho phát triển du lịch (Trang 31 - 33)

Tài nguyên du lịch Vĩnh Bảo khá đa dạng và phong phú nhƣng chủ yếu vẫn là tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các khu di tích lịch sử văn hóa, lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, cách thức sinh hoạt, các loại hình nghệ thuật dân gian, công trình kiến trúc…

2.2.3.1. Hệ thống di tích lịch sử - văn hóa Đình Nhân Mục (xã Nhân Hòa)

Đình Nhân Mục là ngôi đình khá bề thế, đƣợc xây dựng từ thế kỷ XVII. Đình Nhân Mục không chỉ là nơi lƣu giữ, bảo tồn những di vật nghệ thuật quí mà còn là trung tâm bảo lƣu những sinh hoạt văn hoá cổ truyền tốt đẹp của dân

tộc. Đình không những là nơi tôn thờ vị thành hoàng mà còn là nơi diễn ra các lễ hội của nhân dân địa phƣơng. Ngày hội diễn ra từ mồng 10 đến hết ngày 22 tháng 3 âm lịch, trùng với lễ hội giỗ tổ Hùng Vƣơng. Đình đƣợc Bộ Văn hoá thông tin quyết định công nhận là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia ngày 12 tháng 12 năm 1994.

Miếu Cựu Điện (xã Nhân Hòa)

Theo thần tích, vị thành hoàng đƣợc thờ ở miếu Cựu Điện là ông An Tấn, quê Châu Ái (Thanh Hóa) có công cùng Lý Thƣờng Kiệt và các tƣớng lĩnh khác phá Tống ở thế kỷ thứ XI. Hội lễ chính của miếu Cựu Điện tổ chức từ mùng 10 đến 12 tháng 3 Âm lịch. Đó là ngày mừng thắng trận, sau các nghi lễ đến các trò chơi nhƣ đánh cờ, đốt cây bông, đánh vật, hát chèo, múa lân. Đặc biệt có nghệ thuật múa rối nƣớc, một hoạt động trung tâm, quan trọng trong mấy ngày hội.

Miếu Bảo Hà ( xã Đồng Minh)

Miếu Bảo Hà là ngôi miếu thuộc ba thôn: Bảo Động, Hà Cầu và Mai An của xã Đồng Minh huyện Vĩnh Bảo, miếu còn có tên là “Tam xã thƣợng đẳng từ”. Thành hoàng của ngôi miếu là Linh Lang đại vƣơng, tƣợng Linh Lang đại vƣơng trong hậu cung của Tam xã thƣợng đẳng từ là một bức tƣợng độc đáo, hiếm gặp trong số những bức tƣợng hiện có ở Việt Nam.

Miếu Bảo Hà có không gian kiến trúc không lớn nhƣng ở đây dân làng còn lƣu giữ đƣợc nhiều di tích quí tiêu biểu cho nghệ thuật điêu khắc qua nhiều thế hệ của ngƣời Linh Động, Hà Cầu xƣa. Ngày nay nghề tạc tƣợng tạo những con rối vẫn đƣợc duy trì. Đó thực sự là nghề cổ, truyền thống điển hình của một làng quê yêu nghệ thuật của huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng.

Đền Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm( xã Cổ Am)

Khu di tích Trạng Trình bao gồm các hạng mục: Tháp bút Kình Thiên, đền thờ Trạng trình, nhà trƣng bày, phần mộ thân sinh Trạng trình, Am Bạch Vân, tƣợng Trạng trình, Hồ bán nguyệt, chùa Song Mai, Nhà Tổ của chùa có tƣợng thờ bà Minh Nguyệt, bia và Quán Trung Tân. Tất cả rộng 4 ha từ Đền ra đến bờ sông Hàn.Tháp bút Kình Thiên tƣơng truyền là do học trò tạo dựng để ca ngợi tài năng của Trạng trình nhƣ trụ cột chống trời.

Ngôi đền lập trên nền nhà cũ của Trạng trình từ năm 1765. Qua thời gian, chiến tranh, đền bị hủy hoại, đã nhiều lần xây lại, trùng tu, đến nay đền có ba gian tiền đƣờng, hai gian hậu cung. Phía trƣớc hai bên đền có hai hồ tròn và vuông tƣợng trƣng cho trời và đất. Trong đền có thờ tƣợng Trạng trình với y phục triều chính.

Chùa Phúc Lâm (xã Nhân Hòa)

Chùa Phúc Lâm thuộc làng Cựu Điện, xã Nhân Hoà là ngôi chùa cổ có bề dày truyền thống lịch sử văn hoá đáng trân trọng và tự hào. Theo nguyên bản chữ Hán, chùa Cựu Điện có tên gọi là “Phúc Lâm Tự”. Chùa Phúc Lâm là địa chỉ đỏ về truyền thống cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của huyện; trong đó, những nhà sƣ trụ trì chùa là những nhà hoạt động cách mạng khi thì bí mật, lúc công khai.

Ngoài ra còn có các di tích lịch sử - văn hóa nhƣ chùa Đông Lâm ( xã Lý Học), chùa Đông Tạ- Vĩnh Bảo, chùa Đồng Quan 9 xã Dũng Tiến, cụm đền chùa Thái Bình, đình Quán Khái (xã Vĩnh Phong), đình An Quý (xã Cộng Hiền), đình Lễ Hợp (xã Tam Đa), đình xã Trấn Dƣơng (xã Trấn Dƣơng), đình Từ Lâm (xã Đòng Minh), đền thờ Trình Quốc Công (Đền Trung Am) xã Lý Học.

Một phần của tài liệu giải pháp bảo tồn và khai thác nghệ thuật múa rối nước truyền thống tại làng nhân mục, xã nhân mục, huyện vĩnh bảo, hải phòng cho phát triển du lịch (Trang 31 - 33)