a. Đổi mới phương thức vận động, xúc tiến đầu tư
3.7 Xây dựng một đội ngũ cán bộ có năng lực, công nhân kỹ thuật có trình độ cao trong khu vực FD
độ cao trong khu vực FDI
Vấn đề tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và công nhân lành nghề luôn là nhiệm vụ hàng đầu của công tác quản lý Nhà nước. Trước hết, trong liên doanh các cán bộ bên Việt Nam là người đại diện cho quyền lợi phía Việt Nam nên họ phải là những người có đủ năng lực chuyên môn, trình độ ngoại ngữ . Có như vậy, họ mới đảm bảo được lợi ích cho doanh nghiệp Việt Nam, cho người lao động Việt Nam khi cần, tránh tình trạng bị ‘lép vế’ trước bên nước ngoài. Tiếp đến, đối với những công nhân làm việc trong doanh nghiệp
có vốn FDI, bao gồm cả liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, nghĩa là bao gồm cả hình thức có lãnh đạo doanh nghiệp FDI là người Việt Nam hay không, thì ngoài trình độ tay nghề cũng phải có một hiểu biết nhất định về luật pháp, chẳng hạn như luật lao động, thì mới biết abỏ vệ những lợi ích hợp lý của mình. Muốn vậy, cần phải;
-Tổ chức bồi dưỡng, năng cao trình độ về luật pháp, chính sách, chuyên môn, ngoại ngữ đối với đội ngũ cán bộ làm hợp tác với nước ngoài.
- Thí điểm hình thức thi tuyển hoặc có cơ chế bổ nhiệm hợp lý các chức vụ quan trọng trong liên doanh. Rà soát, sàng lọc để năng cao chất lượng cán bộ, chấm dứt tình trạng hễ có đất góp vốn thì mặc nhiên được cử người của mình tham gia vào Hội Đồng Quản Trị và Ban Giám Đốc. - Phối hợp với Bộ lao động, Thương binh và xã hội và các doanh nghiệp
nước ngoài tổ chức tốt việc nâng cao tay nghề cho người lao động. * *
*
Tóm lại, để thu hút có hiệu quả FDI, cần thiết phải tiến hành đồng bộ các giải pháp khác nhau nhưng lại gắn bó rất chặt chẽ với nhau nêu trên . Một mặt, Việt Nam cần tạo dựng môi trường đầu tư hấp dẫn, mặt khác cần tạo dựng lòng tin và sự hiểu biết về đầu tư tại Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài. Phải biết kết hợp lợi ích của cả hai bên, tức là trong khi theo đuổi mục tiêu tổng thể kinh tế- xã hội mà Việt Nam đã đề ra thì chính phủ Việt Nam cũng phải cần quan tâm đến lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài; trong trường hợp có sự mâu thuẫn về mục đích gây ảnh hưởng tới bên này hoặc bên kia, thì hai bên cần có sự thảo thuận để có thể tối đa hoá các điều kiện và lợi ích của nhau, bởi về nguyên tắc FDI chỉ phát huy tốt nhất khi thoả mãn tốt nhất mục đích, quyền lợi hai bên.
Nhưng có lẽ thuyết phục hơn cả đối với các nhà đầu tư FDI vẫn là việc Việt Nam cần phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm các vụ việc đang được các nhà đầu tư quan tâm trên cơ sở quan điểm nhận thức mới nhằm khôi phục lòng tin của họ đối với hoạt động FDI ở nước ta và duy trì mở rộng hoạt động của các ‘đường dây nóng” không để “ nguội “đi mmọt cách nhanh chóng . chính nhưũng biểu hiện cụ thể này kết hợp với đường lối chính sách
mới sẽ tỏ rõ thiện chí và quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc tăng cường thu hút FDI.
Kết luận
Những thành tựu thu được trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài trong những năm đổi mới vừa qua đã chứng tỏ sự hấp dẫn của môi trường đầu tư Việt Nam, sự thông thoáng của luật đầu tư nước ngoài, đồng thời cho thấy rõ việc thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là một chủ trương đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước ta, góp phần quan trọng vào việc thực hiện mục tiêu KT-XH, vào thắng lợi của đường lối đổi mới, vào việc củng cố và tăng cường sức mạnh kinh tế và vị thế của Việt Nam tại khu vực và trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, hoạt động FDI trong những năm qua cũng bộc lộ một số hạn chế. Cơ cấu đầu tư còn bất hợp lý và hiệu quả tổng thể KT-XH của hoạt động đầu tư trực tiếp còn chưa cao; môi trường pháp lý còn đang trong quá trình hoàn thiện; thủ tục hành chính vẫn còn rườm rà…; đặc biệt từ năm 1997, do nhiều nguyên nhân, nhịp độ tăng trưởng của hoạt động này liên tục giảm sút, tuy năm 2000 đã có dấu hiệu phục hồi nhưng chưa vững chắc. Vì vậy, việc cải thiện toàn diện môi trường FDI tại Việt Nam là vấn đề tất yếu trong giai đoạn hiện nay và hy vọng rằng các giải pháp nêu ra trong báo cáo này sẽ đóng góp được phần nhỏ bé trong nỗ lực thu hút FDI tại Việt Nam.
Bước vào thế kỷ 21, Việt Nam đang có nhiều cơ hội đồng thời lại phải đối mặt với nhiều thách thức to lớn, đặc biệt là phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt về xuất khẩu, về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ các nước trong khu vực. Nhưng sự ổn định về chính trị cùng với chính sách nhất quán và lâu dài ‘Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước’, những lợi thế vốn có về tài nguyên, con người sẽ vẫn là những thế mạnh của môi trường đầu tư Việt Nam. Cùng với những nỗ lực và quyết tâm thu hút FDI của chính phủ, Việt Nam chắc vẫn sẽ là một địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trong khu vực và trên toàn thế giới.