Giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc về đất đai, giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án Thí điểm cho phép các tư

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI ở Việt Nam (Trang 37 - 38)

mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án. Thí điểm cho phép các tư nhân trong nước đã được cấp quyền sử dụng đất lâu dài được cho các nhà đầu tư FDI thuê lại đất trrong thời hạn cấp quyền sử dụng đất.

Nghiên cứu cách giải quyết yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài đầu tư thực hiện dự án lớn ở Việt Nam cần thế chấp giá trị quyền sử dụng đất đã được giao hoặc cho thuê dài hạn để vay vốn của các tổ chức tín dụng hoạt động ở nước ngoài trong trường hợp các tổ chức tín dụng ở Việt Nam không có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn.

3.4 Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI

a.Nâng cao trách nhiệm của các bộ, các nghành, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý các doanh nghiệp FDI theo luật định, bảo đảm hiệu

quả hoạt động của các trung tâm xử lý ‘nóng’; định kỳ tiếp xúc với các doanh nghiệp, đối thoại với các nhà đầu tư FDI để tìm hiểu những vưóng mắc của họ.

Cần mạnh dạn hơn nữa trong việc phân cấp, uỷ quyền hơn nữa cho các địa phương trong việc quản lý hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI trên đại bàn để đơn giản hơn nữa thủ tục, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh. Việc phân cấp này phải trên cơ sở đảm bảo bảo nguyên tắc tập trung, thống nhất quản lý về qui hoạch, cơ cấu, chính sách và cơ chế; trong đó chú trọng phân cấp quản lý Nhà nước đốivới hoạt động sau giấy phép của các dự án FDI; tăng cường sự hướng dẫn, kiểm tra của các Bộ, nghành trung ương. Có cơ chế xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm luật pháp, chính sách, quy hoạch trong việc thực hiện chủ chưong phân cấp quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả việc phải chấm dứt hiệu lực của các giấy phép đầu tư cấp sai qui định.

Các cơ quan cấp giấy phép đầu tư phải thường xuyên rà soát, phân loại các dự án FDI đã được cấp giấy phép đầu tư để có những biện pháp thích hợp, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp FDI.

Đối với doanh nghiệp đã đi vào sản xuất, kinh doanh, các Bộ ,nghành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, trong phạm vi thẩm quyền của mình, cần động viien khen thưởng kịp thời để khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động tốt

tiếp tục phát triển, đồng thời cần có những biện pháp thích hợp để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhất là vấn đề thị trường tiêu thụ sản phẩm, các nghĩa vụ thuế.

Đối với các dự án đang triển khao thực hiện, các Bộ ,nghành và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cần tích cực doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, nhất là trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng để nhanh chóng hoàn thành xây dựng cơ bản, đưa doanh nghiệp vào sản xuất kinh doanh.

Đối với các dự án chưa triển khai, song xét thấy có khả năng thực hiện, cần thúc đẩy viêc triển khai trong một thời gian và giải quyết các vướng mắc, kể cả việc điều chỉnh mục tiêu và quy mô hoạt động của dự án.

Đối với các dự án chưa triển khai và không có triển vọng thực hiện, cần kiên quyết thu hồi giấy phép đầu tư, dành địa điểm cho nhà đầu tư khác.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút FDI ở Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w