BẢNG 4.2: BẢNG GIÁ THÀNH SẢN PHẨM BAO CÁC LOẠI THÁNG 02 NĂM

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp bao bì an giang (Trang 41 - 45)

THÁNG 02 NĂM 2009 STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ Chi phí SXDD đầu kỳ (đồng) Chi phí SXPS trong kỳ (đồng) Các khoản

giảm trừ Chi phí SXDD cuối kỳ (đồng)

Tổng giá thành sản phẩm (đồng) Tổng sản lượng thành phẩm (kg) Giá thành đơn vị (đồng/kg) GHI CHÚ

1 Chi phí nguyên vật liệu

trực tiếp 1.604.185.211 1.339.690.345 215.100.000 1.764.280.510 964.495.046 78.738,44 12.249,35 2 Chi phí nhân công trực

tiếp - 108.606.020 - - 108.606.020 78.738,44 1.379,33

3 Chi phí sản xuất chung - 297.568.145 - - 297.568.145 78.738,44 3.779,20

TỔNG CỘNG 1.604.185.211 1.745.864.510 215.100.000 1.764.280.510 1.370.669.211 78.738,44 17.407,88 X

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán)

TP. Long Xuyên, ngày 09/03/2009 Giám đốc

Võ Minh Triết

SV: Nguyễn Thị Thúy An – MSSV: DNH073296 – Lớp: ĐH8NH 41 Kế toán trưởng

Chương 5: NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ – KẾT LUẬN LUẬN

5.1. NHẬN XÉT:

Về công tác quản lý:

- Xí nghiệp có nhiều tổ sản xuất, mỗi tổ sản xuất từng loại sản phẩm riêng, quy trình công nghệ và sản xuất theo dây chuyền. Để phản ánh tính hiệu quả một cách trung thực về hoạt động sản xuất kinh doanh của từng sản phẩm giữa các tổ, kế toán đã thực hiện phân bổ chi phí cho từng giai đoạn, từng loại sản phẩm theo khối lượng, điều này giúp cho chi phí được cân bằng.

- Công ty đã đề ra một số công tác quản lý rất hiệu quả như xây dựng quy chế trả lương, nâng mức lương, đáp ứng kịp thời xu hướng tăng giá như hiện nay. Tuy không nhiều nhưng đã khuyến khích người lao động đem tài năng, trí tuệ phục vụ công tác sản xuất để năng suất và chất lượng ngày càng cao, tăng cường tính cạnh tranh cho công ty.

Về tổ chức công tác kế toán:

- Công tác kế toán tại Xí nghiệp được tổ chức tập trung, phù hợp với đặc điểm tổ chức sản xuất của Xí nghiệp, các tổ sản xuất được đặt gần trụ sở văn phòng, với đặc điểm như thế Xí nghiệp đã tổ chức công tác kế toán chung cho cả Xí nghiệp, các tổ không có bộ phận kế toán riêng, điều này giúp Xí nghiệp giảm bớt được chi phí trong quản lý và giúp bộ phận kế toán nắm bắt thông tin một cách trực tiếp từ các tổ sản xuất.

- Kỳ tính giá thành là cuối tháng và đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành, phù hợp với đặc điểm của ngành.

- Xí nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên nên rất thuận lợi trong việc theo dõi hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Qua quá trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp, ta thấy phương pháp này là phù hợp.

- Mặc dù có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng nhưng kể từ đầu năm 2007 Xí nghiệp đã áp dụng vi tính hoá chương trình kế toán nên bộ phận kế toán luôn hoàn thành công việc đúng hạn và đạt chất lượng.

- Các loại chứng từ ghi chép như: Phiếu nhập – xuất kho, hoá đơn… Xí nghiệp sử dụng theo đúng mẫu quy định của Bộ Tài chính, đồng thời để đảm bảo tiến độ và dễ dàng trong việc hạch toán, Xí nghiệp đã xây dựng cho mình một số chứng từ đặc trưng phù hợp với công tác kế toán của Xí nghiệp trong phạm vi Nhà nước cho phép.

Về tổ chức bộ máy kế toán:

- Bộ máy kế toán gọn nhẹ so với quy mô hoạt động và khối lượng công việc của kế toán Xí nghiệp. Có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của từng nhân viên từ đó giúp cho bộ máy kế toán nhịp nhàng, đảm bảo kịp thời hoàn thành sổ sách, báo cáo kế toán cuối tháng.

- Trong quá trình thực hiện công tác kế toán, các nhân viên kế toán luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời của kế toán trưởng và giám đốc nên đảm bảo được sự chính xác trong hạch toán.

- Tuy nhiên khối lượng công việc của mỗi nhân viên ở Phòng Kế toán còn nhiều. Vì thế nên Xí nghiệp cần tuyển thêm nhân viên kế toán để đảm bảo cho việc xử lý thông tin chính xác và kịp thời.

5.2. KIẾN NGHỊ:

Tổ chức quản lý quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Xí nghiệp được thực hiện chặt chẽ và hợp lý. Nhưng do có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh và tính phức tạp về chuyên môn của từng bộ phận kế toán nên việc vận hành hoạt động sản xuất của Xí nghiệp khó tránh khỏi sai sót.

Để góp phần hoàn thiện hơn về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Xí nghiệp. Em xin nêu một vài kiến nghị như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

- Chi phí NVLTT chiếm tỉ trọng hầu hết trong tổng chi phí sản xuất tại Xí nghiệp. Do vậy Xí nghiệp nên quản lý tốt chi phí này sẽ làm giảm giá thành trong sản xuất và tăng hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh.

- Để thực hiện tốt việc quản lý khoản chi phí NVLTT này và tiết kiệm chi phí trong sản xuất, Xí nghiệp nên xây dựng một hệ thống định mức nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu trong sản xuất, giảm tiêu hao, giảm tỉ lệ hao hụt.

Đối với chi phí nhân công trực tiếp:

- Xí nghiệp đang áp dụng cách tính lương theo sản phẩm. Đây là điều thuận lợi cho quá trình sản xuất, Xí nghiệp nên phát huy cách tính lương này để kích thích tinh thần làm việc của công nhân, làm ra nhiều sản phẩm hưởng lương càng nhiều. Đồng thời để hoạt động sản xuất – kinh doanh tốt hơn nữa, Xí nghiệp nên thực hiện chế độ khen thưởng nhằm khuyến khích công nhân phát huy sáng kiến, luôn hết mình vì công việc.

Đối với chi phí sản xuất chung:

- Điều tiết chi phí công cụ, dụng cụ. Khi phát sinh những khoản chi phí công cụ dụng cụ giá trị lớn thì nên phân bổ làm nhiều kỳ để tránh chi phí tăng đột biến.

- Tiết kiệm chi phí sửa chữa: thường xuyên kiểm tra, bảo trì máy móc để phát hiện kịp thời những hỏng hóc nhỏ để sửa chữa kịp thời, tránh hư hỏng nặng vừa tốn chi phí cho sửa chữa, vừa đình trệ cho sản xuất và điện năng.

- Giảm chi phí dịch vụ mua ngoài, không ngừng tìm giải pháp để cải tiến máy móc, thiết bị sao cho giảm chi phí điện năng. Đồng thời tạo ý thức tiết kiệm trong công nhân, nhân viên quản lý trong việc sử dụng điện, nước, điện thoại…

Về công tác kế toán tập hợp chi phí:

- Kế toán giá thành thực hiện công việc tính toán giá thành bằng thủ công và chỉ tập trung tính vào cuối tháng do đó công việc kéo theo cũng rất nhiều, gây nên tình trạng áp lực công việc lúc cuối tháng.

- Bộ phận kế toán giá thành, tiền lương, nguyên vật liệu chính nên thực hiện công việc cập nhật số liệu thường xuyên, không để ứ độngdồn vào những ngày cuối tháng. Nếu thực hiện được điều này thì công tác kế toán giá thành sẽ nhanh chóng, kịp thời hơn.

Về bảo hiểm thất nghiệp vừa được Chính phủ ban hành tháng 12 năm 2009:

Ngày 12/12/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định 127/2008/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2009. Vì vậy Xí nghiệp cũng phải áp dụng hình thức

bảo hiểm thất nghiệp vừa được ban hành, tức là trích 3% trên tiền lương công nhân, 1% tính vào chi phí của Xí nghiệp, 1% trừ lương công nhân, 1% Nhà nước hỗ trợ. Kế toán sử dụng TK 3389 để phản ánh Bảo hiểm thất nghiệp. Việc Xí nghiệp đưa vào áp dụng bảo hiểm thất nghiệp có thể giúp công nhân tránh được những rủi ro khi thất nghiệp.

Về công tác quản lý:

- Thường xuyên nhắc nhở cán bộ, công nhân viên ý thức tiết kiệm chi phí trong công tác, công việc để gia tăng tích luỹ. Bên cạnh đó cần coi trọng công tác khuyến khích, khen thưởng thường xuyên, coi trọng công tác xã hội, từ thiện.

- Xí nghiệp nên có những chính sách khai thác và thu hút thêm nguồn nhân lực dồi dào từ bên ngoài. Nghĩa là Xí nghiệp nên tuyển chọn các sinh viên, học viên đang theo học ở các trường Đại học, Cao đẳng, trường dạy nghề… Chính sách này không những mang lại lợi ích cho Xí nghiệp mà còn đem lại lợi ích cho xã hội, tạo cơ hội cho những sinh viên mới ra trường, có trình độ cao, giải quyết được việc làm sau khi ra trường.

5.3. KẾT LUẬN:

Với phương châm: “Năng suất cao – Giá thành thấp – Chất lượng ổn định”. Xí nghiệp Bao Bì An Giang luôn xem năng suất, chất lượng giá thành là mục tiêu hàng đầu và thị trường là nền tảng để vươn lên. Thực hiện chính sách trên nhằm hướng về nhu cầu và lợi ích của khách hàng, để đạt và vượt chỉ tiêu sản xuất – kinh doanh kế hoạch hàng năm. Đồng thời tạo uy tín thương hiệu trên thị trường các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Từ khi thành lập từ năm 1989 đến nay Xí nghiệp dù trải qua biết bao thăng trầm nhưng Xí nghiệp luôn đứng vững và hoạt động kinh doanh ngày càng ổn định, doanh thu và lợi nhuận qua các năm ngày càng tăng cao. Sự thành công đó là cả cố gắng của một tập thể nhân viên luôn nhiệt tình, năng nổ và đoàn kết trong công việc, cùng với sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của Ban Giám đốc Xí nghiệp Bao Bì An Giang.

Với một đội ngũ công nhân viên có chiều sâu và kinh nghiệm như thế, Xí nghiệp Bao Bì An Giang đã, đang và sẽ ngày một phát triển hơn, mở rộng thị trường tiêu thụ cả trong và ngoài tỉnh. Xây dựng thành công một thương hiệu trên thị trường, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế tỉnh nhà và đất nước.

Một phần của tài liệu Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại xí nghiệp bao bì an giang (Trang 41 - 45)