III. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC.
5. Điều tiêt việc tăng cung ứng tiền tệ.
Điều tiết việc tăng cung ứng tiền tệ một cách hợp lý nhằm ngăn chặn tình trạng vay và cho vay nội tệ quá mức( trong điều kiện lãi suất trong nước giảm), đặc biệt là kiểm soát chặt chẽ việc cho vay để đầu tư vào khu vực sản xuất hàng hoá phi thương mại như: bất động sản, thị trường chứng khoán hoặc những dự án mang tính rủi ro cao và kém hiệu quả. Vay và cho vay quá mức cũng chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự bùng nổ của thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản ở nhiều nước Đông á trong những năm 1990- 1996 và kết thúc bởi một cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ được coi là sâu sắc nhất trong vòng 1/2 thế kỷ qua.
Trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua, chúng ta đã thu được những kết quả bước đầu rất khả quan, nền kinh tế có nhịp độ tăng trưởng tương đối khá và kiềm chế lạm phát ở mức thấp.
Có được những kết quả đó là nhờ vào việc đổi mới toàn diện chính sách tiền tệ từ hoạch định đến chỉ đạo thực hiện.
Tuy nhiên, chính sách tiền tệ ở nước ta còn chưa hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Một chính sách tiền tệ cứng nhắc và kém hiệu quả sẽ không đảm bảo cho nó tránh được những ảnh hưởng mạnh mẽ từ thị trường bên ngoài. Vì thế, hơn bao giờ hết chúng ta cần đánh giá, phân tích rút ra những bài học kinh nghiệm từ chính sách tiền tệ của các nước trên thế giới, để từ đó vận dụng được xác thực và đem lại hiệu quả cao.
Việc nghiên cứu đề tài này giúp em hiểu sâu hơn về thực trạng và giải pháp điều hành, thực hiện chính sách tiền tệ trong công cuộc cải cách và phát triển kinh tế của nước ta hiện nay.
Vì thời gian hạn hẹp và kiến thức chưa được sâu, em chỉ phân tích một số vấn đề lý thuyết, thực tiễn điều hành chính sách tiền tệ ở Việt Nam và đưa ra một số giải pháp nhằm đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền tệ ở Việt Nam. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy( cô) và toàn thể các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề này.
Em xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, Ngày 20 tháng 1 năm 2003
1. Kinh tế vĩ mô . Đại học Tài chính Kế toán Hà nội. 2. Nghiệp vụ ngân hàng trung ương. Học viên ngân hàng. 3. Kinh tế vĩ mô - Trần Đăng Hùng.
4. Kinh tế vĩ mô - Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Kinh tế học - Paul A.Samuelson-William D.Nordhans.
6. Kinh tế học - David Begg-Stanley Fischer-Rudiger Dombusch. 7. Các tạp chí có liên quan khác.