III. CÁC GIẢI PHÁP KHÁC.
2. Củng cố, lành mạnh hoá hệ thống các tổ chức tín dụng, tiền tệ.
Việc củng cố, chấn chỉnh và cơ cấu lại các tổ chức tín dụng nhằm lành mạnh hoá cả hệ thống tài chính ngân hàng, phục vụ chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá: nâng cao khả năng cạnh tranh cả về năng lực tài chính, trình độ công nghệ và năng lực quản lý, tăng cường và nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác thanh tra, giám sát hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng Việc cơ cấu lại và phát triển các NHTM tại Việt Nam và các tổ chức tài chính khác là một trong những chương trình trọng tâm của chiến lược cải cách cơ cấu kinh tế ở nước ta từ nay đến năm 2010. Chương trình này đang được triển khai từng bước và sẽ hoàn thành về cơ bản trước năm 2005 để chuẩn bị cho hệ thống NHTM hội nhập thị trường tài chính khu vực vào năm 2006.
Về cung ứng tiền: NHNN nghiên cứu hoàn thiện cơ chế cung ứng tiền tệ cho nền kinh tế kịp thời và phù hợp với diễn biến thực tế.
diễn biến thị trường theo hướng nới lỏng thận trọng chính sách tiền tệ, đồng thời hoàn thiện cơ chế tái cấp vốn.
Về dự trữ bắt buộc: sử dụng một cách linh hoạt theo tín hiệu thị trường ngằm tác động tới việc gia tăng tổng phương tiện thanh toán và kích thích tăng trưởng tín dụng tác động tới diễn biến lãi suất thị trường theo định hướng điều hành chính sách tiền tệ.
Thực hiện nghiệp vụ SWAP giữa các tổ chức tín dụng với NHNN để hỗ trợ thêm phương tiện thanh toán bằng VNĐ giúp các tổ chức tín dụng tăng khả năng thanh toán.
Nghiệp vụ thị trường mở: Rà soát lại quy chế về nghiệp vụ thị trường mở nhằm mở rộng thời hạn còn lại của các chứng từ có giá tạo điều kiện để cung ứng vốn cho các tổ chức tín dụng với thời gian dài hơn, qua đó giúp cho các tổ chức tín dụng đẩy mạnh cho vay nền kinh tế. NHNN vẫn tiếp tục chào mua các giấy tờ có giá ngắn hạn để bơm thêm tiền trung ương vào nền kinh tế qua các tổ chức tín dụng, tăng cường hình thức mua đứt các chứng từ có giá trong giai đoạn này.
Về tỷ giá: Theo dõi sát các diễn biến trên thị trường tiền tệ để có biện pháp sử lý kịp thời phù hợp với bén động trên thị trường ngoại hối nhằm hình thành tỷ giá hợp lý, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu và các dòng vốn, tăng giao dịch kiều hối qua ngân hàng, tăng dự trữ ngoại tệ cho nhà nước, củng cố giá trị đối nội và đối ngoại của đồng Việt Nam.
Về lãi suất: theo dõi, bám sát diễn biến thị trường để có sự điều chỉnh lãi suất cơ bản và biên độ phù hợp làm cho lãi suất cơ bản thực sự đóng vai trò là tín dụng để điều tiết lãi suất thị trường.
Nghiên cứu để có giải pháp về sử lý mức vốn và thời hạn cho vay, trong đó có thể nâng tỷ lệ sử dụng vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, nâng vốn điều lệ để tăng khả năng huy động và tăng cường huy động vốn trung và dài hạn.
Các tổ chức tín dụng phải tích cực tìm các giải pháp mở rộng hình thức huy động vốn từ nền kinh tế quốc dân để tăng nguồn vốn mở rộng tín dụng, đồng thời chủ động tìm kiếm dự án có hiệu quả, hướng dẫn giải thích xây dựng đề án để vay vốn đầu tư cho khách hàng.
IV. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ.